VIETNAM
NEWS
NETWORK (VNN)
P.O
Box
661162
Sacramento
,
CA
95866
Phone & Fax: 916-480-2724
Email: vnn@vnn-news.com
<mailto:vnn@vnn-news.com>
Website: www.vnn-news.com
<http://www.vnn-news.com/>
**********************************
Bài Vở Hàng Ngày
Ngày 19 Tháng 09 Năm 2007
**********************************
1- Bình Luận Việt
Nam
- Ðảng CSVN muốn tự sát thật
rồi!!!
Bán nguyệt san Tự do Ngôn luận (số 35, ngày
15-09-2007)
2- Tài Liệu
- Chuyện dài dân oan
Nguyễn Minh Cần
3- Tham Khảo
- Việt Cộng
muốn vào Hội
Ðồng Bảo
An Liên Hiệp Quốc
Mường Giang
4- Câu Chuyện Ðiện Ảnh
- Hollywood 7 Ngày Qua
Natalie Nguyen
5- Thể Thao Tuần Qua
- Vui Buồn Thể Thao Khắp Nơi
Nam
Thanh
6- Ðời Sống Quanh Ta
- Nước Tăng
Lực
Nguyễn Thượng Chánh
7- Truyện Ngắn Trong Nước
- Một Chuyện
Khó Tin
Nguyễn Ðình Tú
**********************************
1- Bình Luận Việt Nam
- Ðảng CSVN muốn tự sát thật rồi!!!
Bán nguyệt san Tự do Ngôn
luận (số 35, ngày 15-09-2007)
Trong tư cách là Chủ tịch nước và Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, ngày 27-8-2007 vừa qua, nhân kỷ niệm 62 năm "cướp chính quyền" (từ của CSVN), ông Nguyễn Minh Triết đã tới thăm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân và đọc một diễn văn quan trọng nói đến vấn đề an ninh quốc phòng giai đoạn hiện tại. Trong diễn văn này, Nguyễn Minh Triết đã dành một phần quan trọng để vẽ ra hình ảnh chế độ đang lâm nguy trước các thế lực mà ông kết án là "thù địch" và "phản động" trong ngoài. Từ đó ông đưa ra đòi hỏi: "Dù ai nói ngả nói nghiêng, dù ai có muốn bỏ Ðiều 4 Hiến pháp thì cũng không thể có chuyện đó được! Bỏ cái đó đồng nghĩa với chúng ta tuyên bố tự sát! Cho nên phải củng cố công tác chính trị tư tưởng, củng cố vai trò của đảng..."
Thật ra thì đảng và chế độ CS đã tự sát về phương diện chính trị và nhân tâm ngay từ khi Lénine thực hiện cuộc Cách mạng tháng 10 tại Nga năm 1917 rồi. Ðổi đời ("cách mạng") đâu chả thấy, chỉ thấy hàng ngàn, hàng vạn dân Nga tiêu đời trong những tháng ngày sục sôi máu lửa đó, gấp nhiều lần số kẻ bị Sa hoàng Nicolas II sát hại trong 23 năm ông cai trị (1894-1917). Tiếp đến hơn 10 triệu nông dân Nga bị Staline bỏ đói cho chết vì không chịu vào các nông trang tập thể. Từ đó bóng ma Cộng sản (lối nói của Marx), hay chính xác hơn là ác quỷ CS tiếp tục uống máu người để tồn tại, và gần 100 triệu nạn nhân đã phải hy sinh
cho nó.
Dĩ nhiên, qua
thời gian, thỉnh thoảng lại có một cây cọc gỗ đóng vào trái tim con ác quỷ này. Trước hết là Thông điệp Divini Redemptoris (Ðấng Cứu chuộc thần linh) của Giáo hoàng Piô XI năm 1937, kết án chủ nghĩa Cộng sản "xấu xa, tàn ác và đồi bại tự bản chất"; tiếp đến là việc thanh toán Khối CS Ðông Âu và Liên Xô từ 1989 đến 1991 do 3 bàn tay chủ chốt (theo nhận định của các sử gia) là Tổng thống Reagan của Hoa Kỳ, Tổng bí thư Gorbachev của Liên Xô và Giáo hoàng
Gioan-Phaolô II của Công giáo; tiếp theo là "Sách đen về chủ nghĩa cộng sản" do sử gia Stéphane Courtois chủ biên năm 1997, tố cáo bao vụ khủng bố đàn áp của các chế độ Cộng sản và khôi phục danh dự cho những người đã bị chúng giết hại; rồi "Chín bài bình luận về đảng cộng sản" của Thời báo Ðại Kỷ Nguyên năm 2004 vạch trần 9 khía cạnh khủng khiếp tội lỗi của đảng CS Trung Quốc nói riêng mà cũng là của mọi đảng CS nói chung; sau đó là Nghị quyết 1481 do Nghị viện Hội đồng Âu châu (PACE) biểu quyết ngày 25-01-2006, tuyên bố chủ nghĩa Cộng sản là tội ác chống nhân loại và các chế độ toàn trị cộng sản đã vi phạm nhân quyền cách nghiêm trọng. Gần đây nhất là Ðài tưởng niệm các nạn nhân của Cộng sản được khánh thành ngày 12-06-2007 tại thủ đô Hoa Kỳ để muôn đời nhắc nhở cho toàn thể nhân loại về đại họa CS cũng như nói lên ý chí của toàn thế giới là phải hoàn toàn xóa sổ nó.
Trở lại lời tuyên bố ngang ngược nhưng cũng không kém phần thê thảm của Nguyễn Minh Triết, chúng ta thấy nó có những ý nghĩa nào? Theo giáo sư Âu Dương Thệ, trước hết, Ng uyễn Minh Triết và tập đoàn lãnh đạo CSVN đã qua đó bộc lộ ý đồ đòi tiếp tục độc quyền sau 62 năm một mình một chợ cai trị. Ðúng như các nhà tâm lý học nói, bản năng quyền lực là bản năng mạnh mẽ và dai dẳng nhất trong con người. Nó càng được gia tăng cường độ bởi cái chế độ độc tài toàn trị chưa từng thấy trong lịch sử là chế độ cộng sản. Ðiều đó cũng cho thấy tập đoàn lãnh đạo này không tin tưởng mà còn lo sợ nhân dân, lo sợ dân chủ. Bởi lẽ họ đã nắm quyền đâu có phải nhờ nhân dân chọn lựa, bầu lên và tin tưởng (dù họ vẫn không ngượng mồm nói thế). Tiếp đến, lời tuyên bố của Nguyễn Minh Triết cho thấy sau 62 năm độc quyền, tập đoàn lãnh đạo CS vẫn không dựa được vào dân, mà phải tiếp tục dùng bạo lực, quân đội và công an kìm kẹp dân. Ðiều ấy chứng tỏ chế độ không có lẽ phải (mặc dầu họ luôn lếu láo: đảng là đạo đức, văn minh, là lương tâm thời đại), và lại càng không có uy lực, vì uy lực đích thực nằm ở chỗ thu phục được lòng người. Chính vì không dựa vào nhân dân mà CSVN đã khiếp nhược trước Bắc triều Ðại Hán, phải cống nộp cho họ bao phần lãnh thổ và lãnh hải, chẳng dám phản kháng khi quân đội họ giết hại ngư dân của mình. Chính vì không dựa vào nhân dân (nhất là những tiếng nói công tâm dân chủ từ trong xã hội và các giáo hội), cộng thêm với bộ óc lãnh đạo tối cao vừa yếu kém dốt nát, vừa tự mãn trì trệ, mà bao nhiêu chủ trương, chính sách, kế hoạch vạch ra cho toàn thể đất nước hay từng địa phương đều hoặc thành công nửa vời, hoặc hoàn toàn thất bại, chỉ hao tốn sức người, sức của, đẩy đất nước tiếp tục tụt hậu về kinh tế, suy đồi về đạo đức, rối loạn về xã hội, thê thảm về y tế và giáo dục... khiến VN luôn đứng hàng chót trong các bảng xếp hạng thành tích các loại của quốc tế. ("Thành tích" mới nhất theo Báo cáo năm 2006 của Ngân hàng Thế giới thì thanh niên Việt Nam tuổi từ 20-24 chỉ có 10% học lên Ðại học, trong khi đó Thái Lan, nhờ không có xã hội chủ nghĩa và độc tài độc đảng nên có 41%, và Nam Hàn, vì chống xã hội chủ nghĩa và độc tài độc đảng nên có 89%). Cuối cùng, việc công khai đòi hỏi độc quyền cai trị lâu dài đã cho thấy tập đoàn lãnh đạo CSVN chủ trương tiếp tục tước các nhân quyền và dân quyền căn bản của nhân dân. Các quyền này đã được CS long trọng ghi vào Hiến pháp (dù với cái đuôi xảo trá "theo quy định của pháp luật"), đã được CS cam kết thừa nhận khi thò tay ký Công ước về các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Thế nhưng với những văn bản dưới luật, CS đã tước bỏ dần dần các quyền này (26 quyền cơ bản theo Liên Hiệp Quốc) chỉ còn lại hai quyền duy nhất là quyền vâng lời đảng và quyền xin phép nhà nước. Việc đàn áp nông dân khiếu kiện, công nhân đình công và tôn giáo phản kháng trong những tháng gần đây là bằng chứng rành rành. Thế mà CSVN vẫn nuôi mộng ngồi vào ghế thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Bảo vệ an ninh thế giới gì đây khi cứ gây rối cuộc sống, hăm dọa sinh mạng và tước bỏ tự do của nhân dân nước mình?
Ðòi hỏi và đe đọa nói trên của NMT, cũng theo Gs Âu Dương Thệ, còn chứng tỏ một sự lo ngại rất lớn của tập đoàn lãnh đạo CSVN đối với nhiều thành phần trong đảng, trong xã hội và trong dân Việt. Trước hết, câu "Dù ai nói ngả nói nghiêng" của ông ta đã bộc lộ nỗi hoang mang tột cùng của bộ chính trị và các ủy viên trung ương đảng, những kẻ luôn thấy mình như cỡi trên lưng cọp, vì ý thức rằng uy tín của họ chẳng còn gì trong dân chúng, đảng viên, công an và quân đội, do nạn tham nhũng ngày càng nghiêm trọng và nạn lộng quyền ngày càng gia tăng. Bằng chứng cụ thể là các vụ Tổng cục 2, T4, PMU 18 trong lòng đảng vẫn bị ém nhẹm hay xử lý kiểu gãi ghẻ, các vụ cướp đất nông dân, cướp nhà thị dân, cướp cơ ngơi tôn giáo vẫn chồng chất mãi mà không giải quyết được... Tiếp đến, NMT đòi hỏi ngang ngược như thế là vì ý thức rằng nhiều giới trong xã hội thấy đã đến lúc phải xét lại vai trò của ÐCS: có nên để cho đảng độc quyền tiếp tục không, nếu muốn việc chống tham nhũng và chống lộng quyền có kết quả? Mấy thập niên nay, kể từ các ông đảng viên Trần Ðộ, Nguyễn Văn Trấn, Hoàng Minh Chính đến các khuôn mặt trẻ tuổi được đào tạo trong lòng chế độ như Dương Thu Hương, Nguyễn Vũ Bình, Phạm Hồng Sơn, Ðỗ Nam Hải... tất cả đều đã lên tiếng báo động: độc quyền độc đảng vừa là nguồn gốc của các tệ trạng xã hội hiện nay ở VN, vừa là bước thụt lùi so với đà tiến của thời đại là dân chủ hóa toàn cầu. Cuối cùng, đòi hỏi như thế là NMT và tập đoàn lãnh đạo CSVN hiểu rằng trong đấu tranh chính trị hiện thời, các tổ chức đối lập với ÐCS đang tìm cách khai thác những sai lầm, những nhược điểm và những tội ác của đảng và chế độ (nhiều hơn bất cứ một chính đảng và một chế độ nào trong lịch sử). Ðặc biệt các nhà dân chủ quốc nội lẫn hải ngoại đã, đang và sẽ tìm cách vận động nhân dân trong và ngoài nước cũng như dư luận quốc tế tố cáo những vi phạm nhân quyền của Hà Nội. Ðiển hình là các cuộc biểu tình rầm rộ nhân các chuyến công du nước ngoài của lãnh đạo CS. Ðó là chưa nói tới cuộc biểu tình trên mạng mấy ngày gần đây để báo động cho Chính giới, Báo giới và các Tổ chức Nhân quyền về dự tính thanh toán Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trong bạo lực, chỉ vì các lãnh đạo Giáo hội này công khai bênh vực và yểm trợ Dân oan khiếu kiện. Thành thử ông Triết nghĩ rằng đảng cần phải giữ cho được quyền lực bằng mọi giá hầu có thể tiếp tục lừa gạt bên ngoài và bịt miệng bên trong!
Thật ra, theo nhà báo Bùi Tín, "nhận định của ông Triết chỉ đúng, nền dân chủ đa đảng chỉ là tai họa chết người đối với những đảng viên cộng sản vụ lợi, hám quyền, tham nhũng, dùng đảng làm chiếc thang danh vọng, để cướp nhà, cướp đất của dân, cướp đoạt công quỹ, phá hoại uy tín của đảng; chúng tìm mọi cách duy trì chế độ độc đảng cũ kỹ lẻ loi, chỉ là để tiếp tục làm giàu phi pháp, thoả mãn lòng tham không đáy, kéo dài tội ác" của chúng trên dân tộc. Ngược lại, nếu ông Triết và bộ Chính trị biết nghe theo tiếng lương tâm và lẽ phải thì sẽ thấy rằng bỏ điều 4 hiến pháp chính là tự cứu mình, tự cứu đảng và khai sinh lộ cho cả dân tộc. Liên Xô và các nước Ðông Âu đã ý thức được điều này cách đây gần hai thập niên, nên giờ đây đảng CS tại các nước ấy không còn nỗi sợ "cưỡi trên lưng cọp" (chỉ trừ những tay chóp bu đã gây bao tội ác), nỗi lo "nhân dân báo
thù"; đất nước họ cũng trên đà phát triển kinh tế và nhiều mặt khác với một nền chính trị công bằng lành mạnh. Còn nếu đảng CS cứ bám lấy độc quyền chính trị, đó mới là hành động tự sát. Các đảng viên trục lợi sẽ bám lấy đảng và biến đảng thành một dụng cụ kinh doanh của họ, như mọi người đang thấy! Các đảng viên còn có lương tâm sẽ bỏ đi hết vì thấy đây không phải là đảng của mình nữa! Ðây là một hình thức tự sát thật sự! Nhưng nhìn vào những biến động chính trị và xã hội trong thời gian gần đây thì xem ra đảng CSVN muốn tự sát! Thế thì tốt cho dân tộc!
BAN BIÊN T
P
=END=
2- Tài Liệu
- Chuyện dài dân oan
Nguyễn Minh Cần
Thảm kịch dân oan đang là vấn đề nhức nhối của dân tộc. Chính vì thế, những người dân chủ nên để tâm suy nghĩ về vấn đề này để xác định cho mình một cách hành xử đúng đắn.
Trước hết, cần thấy rõ: dân
oan là một "sản phẩm" không tránh khỏi của chế độ độc tài toàn trị của ÐCS. Chế độ đó dựa trên khủng bố và lừa bịp, dựa trên chuyên chính vô sản, nên nỗi oan
khiên của dân chúng chồng chất như núi. Như vậy, có thể khẳng định: còn chế độ độc tài toàn trị thì còn dân oan. Hai hiện tượng này gắn với nhau như hình với bóng.
Các loại dân oan ở nước ta
Số dân oan rất đông trong
xã hội Việt
Nam
ngày nay. Con số đó lên đến nhiều triệu, thực tế là không thể kể hết được. Xin tạm chia ra ba loại:
1- Dân oan vì ÐCS đàn áp chính trị, tôn giáo và văn hoá.
Ngay sau ngày cướp được chính quyền, những người cộng sản (lấy tên là Việt Minh) đã lao vào cuộc săn lùng, bắn giết những người thuộc các đảng phái không cộng sản. Chính quyền của những người cộng sản lúc đầu còn yếu, nên những cuộc đàn áp chính trị thường được tiến hành dưới dạng khủng bố bởi các "ban ám sát", "ban trừ gian". Những vụ hành quyết được tiến hành rất kín đáo, chỉ trừ một vụ mãi về sau mới công bố chính thức là vụ hành quyết hai ông Phạm Quỳnh và Ngô Ðình Khôi. Còn biết bao người lãnh đạo cũng như đảng viên các đảng phái khác đã bị Việt Minh thủ tiêu bí mật. Cái danh sách loại dân oan này cùng thân nhân của họ rất dài, ở đây, chỉ tạm ghi một số người có danh tiếng trong toàn quốc. Ðó là những Phạm Quỳnh, Ngô Ðình Khôi, Phan Văn Hùm, Tạ Thu
Thâu, Trần Văn Thạch, Hồ Văn Ngà, Bùi Quang Chiêu, Huỳnh Văn Phương,
Hồ Vĩnh Ký, Phan Văn Chánh, Lý Ðông A, Trương Tử Anh, Trần Khánh
Giư (Khái Hưng), Huỳnh Phú Sổ, v.v...
Cũng sau ngày ÐCS nắm chính
quyền, những vụ tàn sát tín đồ các tôn giáo, như Cao Ðài, Hoà Hảo, Thiên Chúa Giáo, Phật Giáo đã diễn ra, làm
hàng chục ngàn người bị thiệt mạng. Ðó là dân oan vì đàn áp tôn giáo.
Trong số dân oan vì đàn áp
chính trị, phải kể đến những nạn nhân
trong vụ án "Xét lại-Chống Ðảng". Hàng chục cán bộ, đảng viên có công với cách mạng, thường là cán bộ cao cấp, trung cấp, vì bất đồng chính kiến với ban lãnh đạo ÐCS mà bị tù đày hoặc bị giam giữ trong nhiều năm. Nhiều người đã chết oan ức trong cảnh giam cầm. Vợ con của họ bị phân biệt đối xử tàn tệ. Chỉ xin nêu một số tên tuổi, như Bùi Công Trừng, Vũ Ðình Huỳnh, Ðặng Kim Giang, Hoàng Minh Chính, Lê Liêm, Phạm Kỳ Vân, Phạm Viết, Trần Minh Việt, Trần Thư, Nguyễn Kiến Giang,
Ðỗ Ðức Kiên, Lê Trọng Nghĩa, Lê Minh Nghĩa và nhiều người khác.
Vào loại dân oan vì đàn áp
chính trị thì phải kể đến ít nhất là 300 ngàn người (1) thuộc chế độ cũ bị lùa vào các trại tù, mệnh danh là "trại cải tạo" để bị đày đoạ trong nhiều năm trời. Họ là những sĩ quan, viên chức, giáo viên, trí thức, văn nghệ sĩ dưới chế độ Việt Nam Cộng Hoà. Hàng chục ngàn người đã bỏ xác trong các trại tù (2). Gia đình của họ bị kỳ thị khắc nghiệt, bị bắt đi "vùng kinh tế mới", nhà cửa bị chiếm đoạt, họ phải sống trong
cảnh bần cùng trong nhiều năm.
Ðó là chưa nói đến dân oan cả ở hai miền vì cuộc chiến tranh Bắc -
Nam
do ÐCS phát động từ nửa cuối thập niên 50
cho đến năm 1975. Số dân oan này đông không thể tính hết. Chỉ xin nhắc đến một vụ, là vụ thảm sát hàng ngàn thường dân trong trận tấn công của bộ đội miền Bắc vào thành phố Huế dịp Tết Mậu Thân (1968).
Còn dân oan vì đàn áp văn hoá thì
nổi bật nhất là vụ án "Nhân Văn-Giai Phẩm". Sau ngày ÐCS tiếp thu miền Bắc Việt
Nam
,
một số trí thức, văn nghệ sĩ, giáo sư... đề đạt nguyện vọng muốn ÐCS mở rộng tự do dân chủ, thì ban lãnh đạo ÐCS đã ra tay trấn áp họ. Hàng chục trí thức, văn nghệ sĩ bị vu khống, lăng mạ, đoạ đày, như Phan Khôi, Nguyễn Mạnh Tường, Trương Tửu, Nguyễn Hữu Ðang, Phùng Cung, Phùng Quán, Thuỵ An, Lê Ðạt, Trần Dần, Trần Duy, Trần Ðức Thảo, Ðặng Ðình Hưng, Hữu Loan, Tử Phác,
v.v... Có người bị tù 12, 15 năm, như Phùng Cung, Nguyễn Hữu Ðang, Thuỵ An, Trần Thiếu Bảo (Minh Ðức). Nói chung, nhiều người và gia đình họ bị khốn đốn về vật chất cũng như tinh thần trên ba chục năm trời. Ðó là chưa kể hàng trăm người bị ghép tội "Nhân Văn" chỉ vì đọc và chuyền tay tờ báo này. Có nhiều người không dính vào vụ án trên, nhưng đã làm thơ, viết văn tỏ ý bất bình với chế độ cũng bị tù nhiều năm, như nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã ngồi tù 27 năm ròng.
2- Dân oan vì ÐCS thi hành những chính sách phi nhân hoặc trái với quy luật tiến hoá của xã hội.
Trước hết, phải nói đến cuộc cải cách ruộng đất (CCRÐ) mà ÐCS đã tiến hành trên miền Bắc Việt Nam từ năm 1953 đến năm 1956. CCRÐ đã diễn ra trên một diện rộng đến 3.563 xã với 10 triệu dân số, số địa chủ bắt buộc phải "quy" lên đến nửa triệu người (theo tỷ lệ 5% dân số). Họ đều bị tước đoạt ruộng đất, tài sản, bị đánh đập, giết chóc... Có đến 172 008 người bị coi là "nạn nhân", tức là bị giết. Trong số 172 008 "nạn nhân" này thì có đến 123 266 người về sau chính thức coi là "oan", chiếm đến 71,6% số "nạn nhân" (3). Như chúng tôi đã nhiều lần khẳng định, cuộc CCRÐ thực sự là một tội ác chống nhân loại. Dân oan
trong CCRÐ và gia đình họ là cả một lớp người vô cùng đau khổ bị đày đoạ, bị phân biệt đối xử cực kỳ khắc nghiệt trong gần nửa thế kỷ!
Còn khi ÐCS thực hành đường lối "tiến nhanh, tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội" thì biết bao chính sách đi ngược với quy luật tiến hoá, như hợp tác hoá nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp, đánh tư sản mại bản, v.v... làm cho nông dân bị mất quyền tư hữu ruộng đất, làm cho các chủ sở hữu các doanh nghiệp bị tước đoạt tài sản, nhiều người bị tù đày, và nói chung cả gia đình loại dân oan này bị coi là những phần tử bóc lột và bị kỳ thị trong hàng chục năm bởi cái gọi là "chủ nghĩa thành phần" rất nghiêm ngặt.
Khi ÐCS thực hiện chính sách trưng thu lương thực trong thời chiến thì biết bao thảm cảnh của nông dân đã diễn ra. Xin xem, chẳng hạn, "Cái Ðêm Hôm Ấy Ðêm Gì" của Phùng Gia Lộc thì đủ rõ.
Do chuyên chính vô sản của ÐCS cực kỳ hung bạo, nên dân oan loại 1 và 2 này trên bốn-năm thập niên đã không hề dám biểu lộ công khai sự bất bình mà phần đông phải cúi đầu khuất phục số mệnh. Hầu như không có một phản ứng mạnh mẽ nào của dân oan các loại này, trừ vụ nổi dậy của nông dân ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) sau CCRÐ hồi năm 1956. Nhưng, có thể tin rằng đến một tình huống nào đó của lịch sử, dân oan các loại này cũng sẽ cất cao tiếng nói của họ để đòi lại công lý.
3- Dân oan từ sau ngày "đổi mới" - dân oan vì nạn tham nhũng.
Thực ra, sau
ngày "đổi mới", dân oan loại 1 và 2 vẫn tiếp tục xuất hiện nhiều như trước. Ðó là những Nguyễn Ðan Quế, Ðoàn Viết Hoạt, Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng, Hồ Hiếu, Ðỗ Trung Hiếu, Ðỗ Ðình Mạnh, Nguyễn Ngọc Lan, Hà Sỹ Phu, Bùi Minh Quốc, Dương Thu Hương, Tiêu Dao Bảo Cự, các Hoà thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Ðộ, các Thượng toạ Thích Tuệ Sỹ, Thích Thiện Minh, Thích Không Tánh, các
Linh mục Chân Tín, Nguyễn Văn Lý, Phan Văn Lợi, mục sư Nguyễn Hồng Quang, Lê Quang Liêm, v.v...
và v.v... Nhưng, dân oan vì nạn tham nhũng là một loại mới - loại 3 - đòi hỏi phải có một sự nghiên cứu riêng.
Dân oan thời "đổi mới"
Từ ngày "đổi mới" với chủ trương "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa", thì đồng tiền đã lên ngôi, nó "... là cái đà danh vọng, là cái lọng che thân, là cán cân công
lý..." (4) mà cán bộ đảng viên lại là những người nắm "lưỡi gươm chuyên chính" trong tay,
nên họ tha hồ lộng hành và tham nhũng để kiếm được nhiều tiền. Quyền lực đẻ ra tiền, đất đai, nhà cửa và đủ loại doanh nghiệp! Có thể khẳng định rằng chính chế độ độc tài toàn trị đã tạo ra mọi điều kiện thuận lợi nhất cho kẻ cầm quyền tham nhũng, đồng thời cũng tạo ra mọi cản trở lớn nhất cho việc đấu tranh chống tham nhũng. Vì quan tham thì không bao giờ muốn chống lại quan tham cả. Trái lại, chúng chỉ "bảo kê", dung túng cho nhau mà
thôi. Nếu cùng lắm ÐCS có "chống" chăng nữa thì cũng chỉ khui ra vài vụ đã quá lộ liễu để trấn an dư luận, nhưng chỉ khui phần nào thôi, chứ không bao giờ moi đến tận cấp cao của đảng vì còn phải... bảo tồn sự lãnh đạo độc tôn của ÐCS! Còn đối với cán bộ đảng viên "ăn vụng mà không biết chùi mép", ÐCS thường "chống" tham nhũng theo kiểu "giơ cao đánh khẽ", thậm chí chỉ "xử lý nội bộ". Vả lại, một khi ÐCS đã tước quyền tự do ngôn luận của dân chúng và không cho báo tư nhân được xuất bản thì ai có thể tố cáo mạnh mẽ được bọn quan tham? Mà không có áp lực của dư luận quần chúng thì việc chống tham nhũng chỉ là khẩu hiệu suông!
Chính vì nạn tham nhũng tràn lan mà ngày nay đã hình thành một lớp địa chủ, cường hào "đỏ" ở nông thôn thoát thai từ những cán bộ lãnh đạo của ÐCS. Bọn này cướp đoạt đất đai của dân chúng, rồi phát canh, thu tô, đồng thời cho vay nặng lãi để bóc lột thậm tệ nông dân-dân oan (5). Tầng lớp nông dân này bị chế độ của ÐCS - oái ăm thay, cái chế độ tự xưng là của công nông lao động - biến thành bần cố nông, vô sản! Ðiều đau đớn nhất, là chính những dân oan ngày nay lại là những người trước đây đã đóng góp nhiều nhất, cả tài sản, xương máu cho những người cộng sản lên nắm chính quyền, rồi trở thành kẻ thống trị, quay lại tước đoạt đất đai, nhà cửa của họ, bóc lột và đàn áp họ! Chúng ta thấy trong đám người đi khiếu kiện nhiều "bà mẹ anh hùng", nhiều cựu chiến binh, thương binh, thân nhân liệt sĩ. Có người đeo đầy huân chương đủ loại trên ngực khi ngồi khiếu kiện trước dinh thự các quan lớn cộng sản!
Ðất đai là vấn đề sinh tử của người dân. Dân oan loại 3 này bị đẩy vào đường cùng nên phải mạnh dạn tranh đấu, không đấu tranh thì không thể sống nổi. Họ chỉ còn có cách lợi dụng khẩu hiệu suông "chống quốc nạn tham nhũng" của kẻ cầm quyền để đi "khiếu kiện" từ năm này qua năm khác. Hàng chục năm trời không được giải quyết, nhưng họ vẫn tranh đấu đến cùng để tìm công lý.
Cuộc tranh đấu bằng hình thức khiếu kiện đã diễn ra khắp cả nước ba chục năm nay rồi, ngay từ cuối thập niên 80 của thế kỷ trước. Người dân oan nhẫn nhục viết hết đơn khiếu nại này đến đơn khiếu nại khác, đi từ cấp chính quyền này đến cấp chính quyền khác, nhưng khắp mọi nơi không ai giải quyết cho họ. Các cấp chính quyền chỉ có "chuyền bóng" từ cấp này đến cấp khác cốt làm cho dân oan mệt mỏi nản lòng thối chí. Nhưng vì đây là cuộc vật lộn cho quyền sống của họ cho nên họ không thể "bỏ cuộc". Trái lại, có khi đã bùng lên thành những cuộc đấu tranh quyết liệt, như vụ nông dân đồng bằng sông Cửu Long nổi giận kéo lên Sài Gòn hồi năm 1988; dân chúng vùng Thanh Nghệ Tĩnh liên tục đấu tranh sôi nổi trong những năm 90; nhân dân vùng Xuân Lộc (Ðồng Nai) đứng lên hồi năm 1997; nông dân Thọ Ðà (Hà Tây), Kim Nổ (Ðông Anh, ngoại thành Hà Nội) đánh nhau với công an để bảo vệ ruộng đất hồi năm 1996 và 1998; 250 nông dân ở nhiều tỉnh đã biểu tình lặng lẽ trước Quốc hội đang họp ở Hà Nội (20.05.1999) để tố cáo nạn tham nhũng và cường hào ác bá hoành hành ở các địa phương; trên 30 người phụ nữ tỉnh Ðồng Tháp ra thủ đô biểu tình trước trụ sở ÐCS căng biểu ngữ với hàng chữ: "Nhân dân thành phố Sa Ðéc quá thất vọng. Không có dân chủ" (14.04.2000); 74 gia đình, gồm người già và phụ nữ ở khu Chùa Vẽ thành phố Hải Phòng lên Hà Nội phản đối các quan chức của đảng cướp đất của dân, v.v...
Nổi bật nhất là những cuộc biểu tình của nông dân Thái Bình đã diễn ra hồi cuối năm 1996, rồi biến thành những cuộc nổi dậy từ tháng 05 đến tháng 06.1997, thu hút hàng
ngàn nông dân ở xã An Ninh huyện Quỳnh Phụ (đêm 26 rạng 27.06.1997), sau đó toả ra toàn huyện Quỳnh Phụ, lan đến gần như toàn tỉnh (6). Xin nói rõ, toàn tỉnh Thái Bình có 7 huyện thì có đến 5 huyện - là Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Tiền Hải, Ðông Hưng, Thái Thuỵ - đã bùng lên những cuộc đấu tranh của nông dân. Tổng bí thư Ðỗ Mười, chủ tịch Trần Ðức Lương và uỷ viên Bộ chính trị Phạm Thế Duyệt đã về tận nơi để chỉ đạo việc đối phó với cuộc nổi dậy của nông dân ở tỉnh vốn là "cái nôi" của ÐCS. Từ tháng 05 cho đến tháng 11.1997, công an đã vây chặt khu vực có biến động. Mọi thông tin về vụ biến động đều bị bịt kín. Sau khi các "quan lớn" phủ dụ dân chúng, thi hành kỷ luật một số cán bộ đảng viên để lấy lòng dân chúng, thì họ đã cho công an bí mật bắt bỏ tù mà không xét xử những người tổ chức, lãnh đạo cuộc đấu tranh - phần đông là cựu chiến binh của "quân đội nhân dân", cán bộ cũ đã về hưu của ÐCS. Trong tù những người này bị nhốt chung với thường phạm và công an theo lệnh "trên" đã khuyến khích thường phạm giết hại họ cực kỳ man rợ.
Tiếp sau cuộc vùng dậy của nông dân-dân oan Thái Bình là
cuộc nổi dậy của người Thượng vùng Tây Nguyên hồi tháng 02.2001. Sau đó, đến ngày 10.04.2004, hàng vạn dân Thượng lại nổi dậy, lần này có quy mô và tổ chức hơn lần trước. Nguyên nhân các cuộc nổi dậy là do chính sách của ÐCS di dân người miền đồng bằng lên Tây Nguyên, rồi cán bộ, đảng viên người Kinh cùng bà con của họ đã lấn chiếm, tước đoạt nương rẫy của người Thượng, mặt khác cũng do chính quyền ngăn cấm tự do tín ngưỡng của người Thượng. Một lần nữa ÐCS lại tung quân đàn áp dã man cuộc nổi dậy này làm hàng chục (có tin hàng trăm) người chết. Trong hai lần nổi dậy, vì bị đàn áp nên đã có hàng ngàn người Thượng chạy sang Cam Bốt, và từ đó chính phủ Việt Nam bị thế giới chỉ trích là "đàn áp các dân tộc".
Từ sau những cuộc nổi dậy của dân oan ở Thái Bình và Tây Nguyên, dường như mọi người đã rút kinh nghiệm, không dùng hình thức mạnh bạo mà chỉ khiếu kiện và biểu tình một cách hoà bình. Ðể có được tiếng vang lớn, dân oan thường tập trung đông hơn, dài ngày hơn ở các đô thị lớn, nhất là thủ đô. Vườn hoa Mai Xuân Thưởng, Trụ sở tiếp dân ở số 110 Cầu Giấy ở Hà Nội cũng như Trụ sở tiếp dân ở đường Võ Thị Sáu, Văn phòng 2 Quốc hội ở Sài Gòn thường là những nơi tụ tập của dân oan đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước.
Ðặc biệt đáng nêu lên là những cuộc biểu tình khiếu kiện gần đây (kể từ ngày 22.06 đến đêm 18 rạng 19.07) của dân oan, chủ yếu là nông dân ở 19 tỉnh thành Tiền Giang, An Giang, Kiên Giang, Bình Dương, Bình Phước, Mỹ Tho, Bến Tre, Long An, Cần Thơ, Ðồng Tháp, Bà Rịa, Vũng Tàu, Bình Ðịnh, Bình Thuận, v. v... và 9 quận huyện ở Sài Gòn - một cuộc biểu tình sáu-bảy trăm người, có khi lên đến 1000 người và kéo dài 27 ngày. Ðây là một cuộc biểu tình hoà bình đông đảo và dài ngày chưa từng thấy dưới chế độ toàn trị của ÐCS. Ngoài những khẩu hiệu có tính chất chung chung, như "Ðả đảo tham nhũng!", "Dân oan đòi công lý!", "Tham nhũng đất đai là tham nhũng xương máu của nhân dân"... có thể đọc thấy nhiều khẩu hiệu tố cáo đích danh bọn quan chức cộng sản cướp đất, bóc lột và lừa dối dân oan, như "Chính quyền Tiền Giang dối đảng lừa dân", "Ðả đảo Nguyễn Kim Châu, thanh tra chính phủ báo cáo không trung thực với Thủ tướng", "Ðả đảo bà Nhàn, thanh tra Tiền Giang áp dụng luật rừng với bà con. Ðề nghị cách chức", "Mười hộ dân Ðồng Tháp tố cáo chủ tịch tỉnh Trương Ngọc Hân và chủ tịch huyện Lai Vung Tạ Văn Hội cướp đất cướp nhà, gây bức xúc lòng dân, làm dân chết một người", "Ðả đảo chánh án tòa án tỉnh Tiền Giang lợi dụng chức vụ chỉ đạo thẩm phán xử oan, trục lợi cá nhân", "Tập thể bà con nông trường Sông Hậu tố cáo UBND thành phố Cần Thơ bao che nông trường Sông Hậu. Giám đốc Trần Ngọc Sương lừa đảo chiếm đoạt đất đai của dân và thu không có quyết định của Nhà nước",
"Công ty cổ phần Bạc Liêu cấu kết với chính quyền cướp đất giữa ban ngày", "Tố Cáo Huỳnh Tấn Thành, Chủ Tịch UBND tỉnh Bình Thuận tham nhũng", v.v... Những khẩu hiệu này cho thấy trình độ nhận thức của người nông dân bình thường đã được nâng lên một bậc về mặt chính trị: họ đã thấy rõ cội nguồn và tác nhân những đau khổ của họ. Và thực ra, khi cả một khối người đông đảo biểu tình công khai gần một tháng trời, chịu đựng biết bao thiếu thốn, cơ cực của cảnh màn trời chiếu đất, dầm mưa dãi nắng, hơn nữa họ còn bị công an bao vây, đe doạ, cấm cản đủ điều, thế mà họ vẫn kiên trì đấu tranh cho đến ngày bị đàn áp thô bạo và giải tán bằng vũ lực - thì cũng đủ thấy rằng những người dân oan cơ cực này đã đẩy cuộc đấu tranh vì dân sinh lên thành cuộc biểu dương về mặt chính trị, và đó là một thách đố nghiêm trọng đối với chế độ độc tài toàn trị.
Sau trận đàn áp man rợ bằng dùi cui, vòi rồng xịt nước, đèn cao áp, bình chữa lửa, roi điện, lựu đạn cay... ban lãnh đạo ÐCS đã chỉ đạo cho chính quyền trung ương về các địa phương diễn trò "giải quyết tại chỗ" những oan khuất của dân chúng, bồi thường phần nào cho những hộ bị mất đất hòng xoa dịu lòng căm phẫn của dân oan. Nhưng, nhiều nông dân không hài lòng, họ vẫn thấy thiệt thòi và lại muốn khiếu kiện tiếp.
Và cuộc biểu tình khiếu kiện lại tiếp diễn trong tháng 08.2007, cả ở Hà Nội lẫn Sài Gòn. Dân oan các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và nhiều nơi khác, kể cả một số người từ miền Nam mang theo con cái ra Hà Nội đứng biểu tình trước cửa Trụ sở tiếp dân ở số 110 Cầu Giấy. Còn ở trong Nam,
ngày 25.08, hàng trăm bà con dân oan các tỉnh Nam Bộ, như Bình Thuận, Bến Tre, An Giang, Lâm Ðồng, Rạch Giá, Tiền Giang, Sóc Trăng... lại kéo về Sài Gòn tụ tập trước cổng Trụ sở tiếp dân ở đường Võ Thị Sáu để khiếu kiện, đòi đất đai, ruộng vườn, tài sản bị chính quyền cướp đoạt. Sáng ngày 29 và 30.08, công an
lại dùng vũ lực vây bắt và đưa dân oan về các địa phương.
Thấy gì qua những cuộc đấu tranh của dân oan vừa qua?
1. Dân oan trong cả nước đã biểu lộ tinh thần bền bỉ, can đảm và ý chí kiên cường khi biểu tình khiếu kiện trước dinh thự các cơ quan nhà nước. Ngay cả khi bị đàn áp ở Sài Gòn trong đêm 18.07, dù cán bộ cộng sản kêu gọi họ đi về, nhưng 600 con người mệt mỏi ê chề vẫn quyết bám trụ đến cùng, điều đó nói lên tinh thần đấu tranh rất cao của họ.
Nhưng, nhược điểm lớn nhất của dân oan là họ không có một tổ chức của họ để phối hợp và hỗ trợ nhau trong đấu tranh. Hồi tháng 12.2006, nhà văn Trần Khải Thanh Thuỷ đã lập "Hội Dân Oan", nhưng ít lâu sau bà bị bắt nên hội không hoạt động được. Việc giúp dân
oan có một tổ chức đã trở thành cấp thiết. Làm như thế nào, đó là việc cần để tâm suy nghĩ.
Ðáng tiếc là có tác
giả khi nhận xét về người dân oan chỉ nhấn mạnh cái tâm lý của họ là "chỉ biết cầu cứu, van xin và trông đợi ân huệ từ người cầm quyền" mà không thấy cái tinh thân bền bỉ, can đảm và ý chí kiên cường của họ. Thậm chí còn cho rằng "họ (tức là dân oan - NMC) rủ nhau về Sài Gòn và Hà Nội khiếu kiện nhưng không thể nói là họ biểu tình" (7). "Không thể nói là họ biểu tình"! Vậy, thử hỏi biểu tình là gì? Biểu tình là cuộc tập hợp đông người để bày tỏ nguyện vọng và ý chí. Thế thì những cuộc tập hợp hàng trăm dân oan, thậm chí có khi lên đến 1000 người, trong nhiều ngày với nhiều biểu ngữ vạch trần lũ quan tham, từ chủ tịch tỉnh, huyện, thanh tra chính phủ, thanh tra địa phương, chánh án toà án tỉnh... đồng thời họ phải vật lộn với lũ "công an-đầu gấu" để quyết bám trụ đến cùng trong đêm 18.07 mà lại không coi là biểu tình được ư? Cái nhận định này cũng như luận điệu của một số người trong bộ máy cầm quyền và lũ tay sai của họ tung ra trong thời gian qua là "người dân đi khiếu kiện không hề muốn thay đổi chế độ" đáng để cho bà con dân oan suy ngẫm và nhận xét. Xin cứ hỏi các dân oan, như quý chị Lê Thị Kim Thu, Vũ Thanh Phương, Lư Thị Thu Duyên, Lư Thị Thu Trang... thì sẽ biết rõ ý kiến của họ về những điều trên.
2. Cuộc đấu tranh của dân oan vừa qua cho thấy cái tinh thần hèn kém, bạc nhược của dân ta, nhất là của giới trí thức, lẽ ra phải là những người nhạy cảm nhất trước nỗi đau của đồng loại. Ðâu rồi tấm lòng bác ái, từ thiện của dân ta? Ðâu rồi tinh thần hào hiệp của tuổi trẻ, của sinh viên, học sinh trước cảnh bất công?
Ngoại trừ một số thành viên ít ỏi còn lại của Khối 8406 và chiến sĩ nhân quyền ngày đêm lăn lộn với dân oan khiếu kiện để ủi an, hỗ trợ họ; ngoại trừ các vị lãnh đạo tinh thần thuộc những giáo hội và tôn giáo đang bị đàn áp, đã đem lòng từ bi bác ái mà lên tiếng bênh vực và giúp đỡ dân oan, còn thì đám đông đã tỏ ra thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của đồng loại.
Thế mà khi ÐCS mở "chiến dịch báo chí" lăng mạ thô bỉ những người có lòng từ bi cứu trợ dân oan, như Hoà thượng Thích Quảng Ðộ, Thượng toạ Thích Không Tánh, Ni cô Thích
Ðàm Bình, ông Nguyễn Khắc Toàn, thì những trí thức-bồi bút đã hùa nhau tham gia "chiến dịch". Tác giả Như Hà, một người trong nước, đã phẫn nộ gọi họ là "bọn bồi bút bán rẻ lương tâm... đã a dua tuân theo chỉ thị của bọn chóp bu đầu sỏ" (8).
Theo lời tường thuật của chị Vũ Thanh Phương, một người dân oan ở Ðồng Nai, thì "trong suốt thời gian người dân chúng tôi tham gia biểu tình chỉ có Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN), nhà thờ Thiên Chúa Giáo nơi Linh mục Phan Văn Lợi và nhà thờ Tin Lành của Linh mục Chân Tín đã giúp cho dân oan biểu tình đòi công lý nhận được những hộp cơm từ thiện, những bình nước tinh khiết, những ổ bánh mì, những thùng mì gói và những viên thuốc Tây để chia sẻ nỗi khổ đau, oan khuất mà chúng tôi đang phải gánh chịu". Còn
các vị tu hành
khác - nhất là các vị thuộc các giáo hội "quốc doanh" - thì "bình chân như vại", họ không hề biểu hiện chút đồng cảm trước nỗi khổ đau của đồng loại, đồng bào, đồng đạo. Trong tình hình đó, nổi bật lên cuộc viếng thăm dân oan vào ngày 17.07 của Hoà thượng Quảng Ðộ cùng các vị tăng sĩ của GHPGVNTN. Hoà thượng đã nói chuyện và ủng hộ tiền cho bà con. Những lời nói nồng nhiệt của Hoà thượng soi sáng con đường đấu tranh của dân oan, làm bà con rất xúc động.
3. Thảm kịch dân oan cho thấy rằng ở nước ta chưa có xã hội công dân (cũng gọi là xã hội dân sự). Xã hội công dân là một xã hội có đầy đủ quyền tự do dân chủ mà trong đó các tổ chức của công dân độc lập với nhà nước, nên người công dân phát huy mạnh vai trò và trách nhiệm của họ đối với xã hội. Khi thấy cảnh dân oan biểu tình khiếu kiện trong những điều kiện vô cùng bi đát, nhiều người đã thốt lên: giá như ở một nước dân chủ nào đấy, mà người dân thấy tình cảnh như vậy của dân oan thì chắc chắn báo chí sẽ làm ầm lên, nhiều cuộc biểu tình sẽ nổ ra lôi cuốn hàng chục vạn người phản đối chính quyền, ủng hộ dân oan, và hàng trăm tổ chức thiện nguyện của thanh niên, phụ nữ, các tổ chức tôn giáo... sẽ hết lòng giúp đỡ, cứu trợ dân oan. Và rất có thể phong trào phản đối chính quyền mạnh đến mức làm chính phủ đương quyền phải đổ.
Còn dưới chế độ "xã hội chủ nghĩa" của "đảng ta", "dân chủ một ngàn lần hơn chế độ thối nát của tư bản", nơi dân oan nước ta có đến nhiều triệu con người và chịu khổ nạn hàng mấy chục năm ròng, mà cả xã hội đều im lìm, ngay cả những người trí thức tiến bộ cũng chỉ đóng vai người quan sát! Khi chưa có xã hội công dân mà mong có một "Uỷ Ban Quốc Gia Ðấu Tranh Ðòi Công Lý Nhà Ðất" (dù là cứ tạm gọi như thế) hoạt động công khai thì chỉ là huyễn tưởng!
4. Khi xem xét vấn đề dân oan cần lưu ý một hiện tượng xã hội lớn khác
"song hành" với hiện tượng dân oan. Ðó là cao trào công nhân biểu tình, đình công rầm rộ ở các doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài hồi đầu năm 2006, rồi lai rai mãi đến tận ngày nay. Tuy nó biệt lập và khác với hiện tượng dân oan, nhưng nó cũng là kết quả của việc nhà cầm quyền cố tình chèn ép người lao động, hạn chế tiền lương của công nhân nhằm thu hút đầu tư của các nhà tư bản nước ngoài, và cũng để đám quan chức có thể trục lợi. Như vậy, cái chính trị đó của đảng cầm quyền làm công nhân bất mãn phải biểu tình, đình công vì họ là nạn nhân, cũng giống như các loại dân oan khác.
5. Phương hướng lâu dài để giải quyết vấn đề nông dân-dân oan là phải trả lại quyền sở hữu đất đai cho người dân, trước nhất là nông dân. Việc ÐCS Việt Nam - theo khuôn mẫu Liên Xô và Trung Quốc - công hữu hoá ruộng đất (bằng cách lùa nông dân vào hợp tác xã), rồi quốc hữu hoá đất đai (bằng cách ghi vào Hiến pháp điều 17 và 18) là một đường lối vô cùng nguy hại cả về kinh tế lẫn về xã hội. Vì vậy, những người dân chủ cần nêu thêm khẩu hiệu đấu tranh đòi "Trả lại quyền sở hữu đất đai cho người dân" và "Xoá bỏ điều 17 và 18 trong Hiến pháp hiện hành" bên cạnh các khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ và nhân quyền.
5. Nạn tham nhũng là một ung nhọt trên cơ thể chế độ độc tài toàn trị, còn thảm kịch dân oan là chiếc bóng không rời chế độ đó. Chế độ độc tài toàn trị không triệt tiêu được nạn tham nhũng, nên cũng không thể giải quyết được thảm kịch dân oan. Hơn nữa, quá trình đô thị hoá ngày càng mở rộng, việc chiếm dụng đất đai và đền bù không cân xứng càng tạo cơ hội cho lũ quan tham tha hồ kiếm chác. Vì thế, số lượng dân oan sẽ còn tăng lên nữa và cuộc đấu tranh của họ sẽ còn dai dẳng và quyết liệt hơn, tạo nên áp lực xã hội mạnh đối với đảng cầm quyền. Áp lực này cùng với áp lực của các cuộc biểu tình, đình công của công nhân, áp lực của cuộc đấu tranh vì tự do, dân chủ, nhân quyền và áp lực quốc tế buộc ÐCS phải chấp nhận chuyển hoá chế độ độc tài toàn trị thành chế độ dân chủ, nếu không muốn bị đào thải.
"Chính tri hoá sự đấu tranh của dân oan"?
Như ở đầu bài chúng tôi đã viết, những người dân chủ cần suy nghĩ về vấn đề dân oan để có một cách hành xử đúng đắn. Khi nghiên cứu vấn đề này, người viết được đọc bài trả lời phỏng vấn ông Hà Sỹ Phu do BBC thực hiện vào ngày 22.08.2007. Ðề cập đến vấn đề dân oan, ông Hà Sỹ Phu có nói: "... lúc đầu không nên chính trị hoá sự đấu tranh của dân oan đòi dân sinh...", và ông giải thích: "Theo tôi lúc đầu chưa nên trang bị nhận thức chính trị hay ngọn cờ dân chủ cho họ ngay. Nếu chỉ là đấu tranh vì dân sinh, thì các vị chính quyền không thể đàn áp được. Nhưng nếu lồng chính trị vào, đó là làm mồi cho chính quyền đàn áp...".
Chúng tôi hiểu thái độ thận trọng của ông Hà Sỹ Phu khi đưa ra luận điểm này. Nhưng cái từ "chính trị hoá" của ông gây ra nhiều rắc rối. Nó cản trở những người dân chủ làm đầy đủ phận sự của người biết đau nỗi đau của đồng bào, không chịu thờ ơ đứng nhìn thảm cảnh bi đát của dân oan mà tự coi mình có trách nhiệm sát cánh cùng với bà con, động viên, cổ vũ bà con lúc khó khăn... Một điều đáng tiếc là luận điểm đó đã bị kẻ cầm quyền và bồi bút của họ lợi dụng để đánh phá những người dân chủ và những ai yểm trợ dân oan (9).
Thế nào là
"chính trị hoá sự đấu tranh của dân oan"? Ông Nguyễn Khắc Toàn trước đây đã từng giúp đỡ dân oan mà bị kẻ cầm quyền vu cho là "gián điệp" và bị bỏ tù nhiều năm, hay nữ luật sư Bùi Kim Thành gần đây đã giúp đỡ, hướng dẫn cho dân oan về mặt đơn từ, tư vấn về pháp luật mà bị giam vào bệnh viện tâm thần, bị chích thuốc độc hại, thì ông Toàn và bà Thành có
"chính trị hoá sự đấu tranh của dân oan" không? Hay vừa qua, Hoà thượng Thích Quảng Ðộ và các tăng sĩ GHPGVNTN đến tận nơi tụ tập dân oan để uỷ lạo, giúp đỡ tiền, đồng thời kêu gọi chính phủ phải giải quyết thoả đáng cho đồng bào, thì Hoà thượng Quảng Ðộ và các tăng sĩ có "chính trị hoá sự đấu tranh của dân oan" không? Hay một số dân oan tìm gặp ông Hoàng Minh Chính và vài nhà
dân chủ ở Hà Nội, hoặc đã ký tên dưới Tuyên Ngôn 2006, hoặc đã tự nguyện gia nhập Khối 8406 thì họ có "chính trị hoá sự đấu tranh của dân oan" không? Hay Cộng đồng người Việt hải ngoại xót xa trước thảm cảnh của đồng bào bị oan ức trong nước, đã biểu hiện tấm lòng "lá lành đùm lá rách", hăng hái quyên góp, đưa tiền về giúp dân oan thì họ có "chính trị hoá sự đấu tranh của dân oan" không? Còn nói "lúc đầu không nên chính trị hoá..." thì không biết "lúc đầu" là thời điểm nào, vì cuộc đấu tranh của dân oan loại 3 này đã diễn ra ba thập niên rồi? Và có đúng là "Nếu chỉ là đấu tranh vì dân sinh, thì các vị chính quyền không thể đàn áp được" không? Thế thì những cuộc biểu tình khiếu kiện vừa qua đã có cái gì là chính trị rõ rệt đâu mà kẻ cầm quyền đã đàn áp dã man?
Suy cho cùng, hiện tượng dân oan xuất phát từ nguồn gốc chính trị, từ chế độ chính trị độc tài toàn trị của ÐCS, nó sinh ra đã là do "chính trị" rồi, chẳng đợi ai "chính trị hoá" nó cả. Vả lại, kẻ cầm quyền từ lâu cũng đã "chính trị hoá" thêm vấn đề dân oan, khi họ kéo dài hàng mấy chục năm trời không chịu giải quyết những yêu sách chính đáng của dân oan, khi họ buộc "tội chính trị" cho những người giúp đỡ dân oan là "gián điệp", "kích động, xúi giục đồng bào, tiếp tay cho bọn chống đảng, chống nhà nước", buộc "tội chính trị" cho Cộng đồng người Việt hải ngoại giúp đỡ dân oan là "phản động lưu vong", là "bàn tay ngầm bên ngoài gián tiếp cổ vũ, hậu thuẫn, kích động các đối tượng đội lốt tôn giáo và phần tử cơ hội chính trị trong nước" (10).
Và cũng chẳng đợi ai "chính trị hoá sự đấu tranh của dân oan", chính bản thân cuộc đấu tranh của dân oan trong nhiều ngày, trên quy mô lớn gồm nhiều tỉnh thành trong cả nước, với những khẩu hiệu vạch mặt đích danh kẻ cầm quyền tham nhũng, thì tự nó cũng đã mang màu sắc chính trị rồi.
Vừa qua, một số người dân chủ bình thường trong Khối 8406 lại là dân oan, họ còn có chút ít tự do, nên đã sát cánh cùng với dân oan, tổ chức việc giúp đỡ nhau trong cảnh khốn khổ trăm bề. Cũng có người còn dám truyền tin ra ngoài để kêu gọi sự hỗ trợ của đồng bào trong nước và hải ngoại. Họ được dân oan hết lòng tin yêu, mà chẳng hề sợ bị chụp mũ "chính trị hoá sự đấu tranh của dân oan", trái lại, cảm thấy tự hào đã không thờ ơ đứng nhìn thảm cảnh bi đát của đồng bào và đã làm tròn trách nhiệm công dân đối với đồng loại khổ đau.
Trên đây là những ý kiến người viết muốn trao đổi với các bạn dân chủ trên tinh thần thẳng thắn để cùng nhau xác định một thái độ đúng và tìm ra lối thoát cho một vấn đề lớn - vấn đề dân oan.
Moskva 09.09.2007
Nguyễn Minh Cần
Ghi chú:
1. Ðây là con số phỏng đoán. Còn theo bộ "Bách khoa Từ điển về Chiến tranh Việt Nam" (Encyclopedia of the
Vietnam War) thì sau biến cố năm 1975, có đến trên một triệu người bị bỏ tù, trong số này khoảng 500 ngàn người được thả ra sau ba tháng, 200 ngàn người bị giam từ 2 đến 4 năm, 250 ngàn người bị giam ít nhất 5 năm, và đến năm 1983 (nghĩa là sau 8 năm) còn khoảng 60 ngàn người còn bị giam giữ. (Nguồn: sử gia Trần Gia Phụng trả lời Thanh Thảo).
2. Ðây cũng là phỏng đoán. Theo tài liệu nghiên cứu của Hoa Kỳ và châu Âu, có khoảng 165 ngàn tù nhân bị chết trong các "trại cải tạo".
3. Ðây là số liệu chính thức ghi trong "Lịch Sử Kinh Tế Việt Nam 1945-2000" gồm 3 tập, xuất bản ở Hà Nội.
4. Toàn văn câu vè hiện đại: "Tiền là Tiên là Phật/Là sức bật con người/Là nụ cười tuổi trẻ/Là sức khoẻ người già/Là cái đà danh vọng/Là cái lọng che thân/Là cán cân công lý/Ðồng tiền là... hết ý!"
5. Xem các bài "Nông Dân Và Ðất", "Ðời Cố Nông", "Nơi Ấy Bây Giờ" của Võ Ðắc Danh, "Chuyện Về Những Nông Dân Cầm Cố Ðất Ở Ðồng Bằng Sông Cửu Long" của Ðỗ Thông, v.v...
6. Xem bài "Nghịch Lý" Thái Bình - "Nghịch Lý" Việt Nam" của Nguyễn Minh Cần viết nhân kỷ niệm lần thứ nhất cuộc nổi dậy của nông dân Thái Bình.
7. Xem bài "Thông Ðiệp Nào Của Thảm Kịch Dân Oan" của Nguyễn Gia Kiểng.
8. Xem bài "Oan Khiên Ðã Chất Ngất" của Chu Hà.
9. Những bài vu khống này quá bỉ ổi, không đáng ghi chú.
10. Xem bài "Họ Ðang Mưu Toan Ðiều Gì", báo Quân Ðội Nhân Dân.
=END=
3- Tham Khảo
- Việt Cộng muốn vào Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc
Mường Giang
(VNN)
Việt Nam ngày
nay dưới sự cai trị của Ðảng Cộng Sản coi như đã không còn chủ quyền Quốc Gia Dân Tộc đối với Trung Cộng và ngay cả Hoa Kỳ. Ðiều này ai cũng nhận thấy qua những hành động hại dân bán nước của tất cả bọn chóp bu lãnh đạo đảng ngay từ thời hồng hoang trứng nước tới bây giờ. Thật vậy, một quốc gia độc lập dù nhỏ hay lớn, luôn phải hội đủ hai điều kiện tiên quyết: đó là quyền hạn tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ riêng của nước mình và quyền độc lập của quốc gia trong mọi liên hệ bang giao quốc tế. Trong nước, quyền hạn tối cao của chính phủ thể hiện qua quyền lực đầy đủ khi giải quyết tất cả mọi vấn đề xã hội, văn hóa, kinh tế, chính trị và quân sự.. mà không có bất cứ một thế lực ngoại quốc nào, kể cả các tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc xen vào nội bộ. Tóm lại một nước độc lập trong sự quan hệ quốc tế luôn có quyền bình đẳng và tự quyết trước bất cứ một thế lực nào về đối nội lẫn đối ngoại của mình. Ðảng Cộng Sản VN qua tiến trình hoạt động hơn 75 năm, chưa bao giờ được độc lập tự quyết, nên làm sao dám tự chủ khi được cầm quyền?
Ðể che lấp sự bất lực của mình trước Nga-Tàu lẫn Mỹ-Nhật, Việt Cộng hay đem cái gọi là xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, nhất là sau khi được Mỹ cho vào WTO từ tháng 1-2007, để liếm láp biện minh sự mất chủ quyền của nước mình trước thế lực của đồng đô-la và họng súng. Ðành rằng trong thời đại toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, bất cứ nước nào kể cả Hoa Kỳ, Nhật Bản hay Liên Âu... cũng đều phải chịu chung sự thiệt thòi mất mát, khi phải phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia về kinh tế. Ðây là một xu hướng toàn cầu mới, đòi hỏi những nước tham gia trong cuộc phải chấp nhận những hệ qủa lịch sử xuyên biên giới. Nhưng không phải vì vậy mà Ðảng Cộng Sản VN phải cắt nhượng đất đai hay biển đảo cho kẻ thù, để gọi là hành động nhân nhượng theo xu hướng toàn cầu hóa, nhằm phá vỡ hàng rào ngăn cách giữa ta và kẻ thù truyền kiếp khi hai nước vì nhu cầu cần phải thâm nhập và phụ thuộc lẫn nhau?
Toàn cầu hóa kinh tế đã khiến cho hàng hóa do VN xuất cảng, trong đó kể cả gạo, đã bị thế lực đồng đô-la của các công ty xuyên quốc gia (phần lớn là Trung Cộng, Hồng Kông, Ðài Loan, Thái Lan...),
qua sự đồng thuận của Ðảng khống chế làm càn, phá nát bảng hiệu đã có hơn trăm năm qua như nước mắm, đồ biển, trái cây, trà, cà phê... khiến cho hầu hết sản phẩm từ VN xuất khẩu khắp thế giới bị ruồng rẩy và miệt thị vì mất vệ sinh, tiêm chất độc gây bệnh. Trong lĩnh vực đầu tư, do nhu cầu tham nhũng, nên Ðảng đã nhắm mắt ký bừa các hợp đồng, gần như bán tháo bán đổ mọi tài nguyên đất nước cho bọn tư bản, trong đó có cả vấn đề xuất khẩu lao động tới mọi nước, để làm những nghề mà người bản xứ thà đi hành khất nuôi miệng chứ không thèm làm. Tất cả chứng tỏ Ðảng CS vì quyền lợi riêng, đã bán đi một phần lớn chủ quyền quốc gia dân tộc cho bọn tư bản trắng đỏ đang làm mưa gió ngay trên lãnh thổ riêng của nước mình.
Hơn ba mươi hai năm tang thương trầm thống, qua bao nhiêu cuộc đổi đời từ tháng 4-1975 cho tới ngày nay. Trên các trang sử đời, biết bao nhiêu
câu chuyện vui buồn thế sự ẩn hiện vô thường nhưng với dân chúng và nước non, thì hình như không có gì thay đổi với nghèo đói, lạc hậu và càng ngày càng bước vào vũng bùn tăm tối của chế độ độc đảng, toàn trị, khủng bố và bất nhân.
Ngày nay không ai còn muốn nhớ tới cộng sản vì tất cả đã chết theo các huyền thoại. Cũng không ai muốn nhắc lại những chuỗi ngày lầm lạc vì tin theo cộng sản. Nhưng cộng sản vẫn là cộng sản dù ở Tàu, Bắc Hàn, Cu Ba hay Việt Cộng, qua cái mặt nạ đổi mới, dân chủ hay gì gì đó, thì bản chất nguyên thuỷ của nó cũng vẫn là khủng bố, độc tài và tàn bạo bất nhân.
Những trò hề tự do, những huyền thoại đi làm cách mạng để giải phóng con người, qua bao chục năm tang thương trầm thống nay héo mòn chết rũ trong những cuồng loạn lịch sử, do chính chế độ cộng sản viết như bán đất biên giới, nhường thế lãnh hải, hải đảo, tham nhủng, áp bức tôn giáo, cướp nhà đất vườn ruộng của người dân, và bi thảm nhất là chỉ biết vào vơ vét nhét cho đầy túi tham, mặc cho ai chết kệ bay. Những thảm cảnh đầy rẩy khắp nước về cái gọi là các công trình xây dựng đường, đập, cầu, nhà.. gây không biết bao nhiêu tai nạn vì nạn ăn chận, bỏ túi.
Một chế độ bất nhân bất xứng, khôn nhà dại chợ như Ðảng Cộng Sản VN, chỉ biết có khủng bố và đàn áp đồng bào lương thiện trong nước, khiếp nhược trước ngoại bang, luôn làm nhục quốc thể trên trường ngoại giao quốc tế khi cả đám chóp bu thay phiên nhau đi khắp nơi ăn mày. Ðảng như vậy, thì lấy tư cách gì để đại diện cho quốc dân đồng bào mình, ngồi vào cái ghế của Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (nếu được)? Ðể hòng đánh bóng lại những khuôn mặt quái nhân đang bị cả thế giới cũng như đồng bào trong và ngoài nước nguyền rũa, khinh miệt.
1- Tìm hiểu về tổ chức Liên Hiệp Quốc
Sau khi thế chiến 1 chấm dứt vào năm 1914, các nước thành lập Hội Vạn Quốc hay Hội Quốc Liên (United Nations), với mục đích bảo vệ nền hòa bình vĩnh viễn của thế giới, các quốc gia hội viên phải tôn trọng lãnh thổ lẫn nhau và mọi sự tranh chấp phải do Tòa Án Quốc Tế xét xử. Nhưng vì tổ chức quốc tế này không được Hoa Kỳ và Liên Xô tham dự, nên lực lượng quân sự yếu kém. Rốt cục đã không ngăn cản nổi phe trục, để Nhật chiếm Mãn Châu-Trung Hoa ở Châu Á, Ý thôn tính
Ethiopie-Anbanie và nhất là Ðức, đã xé bỏ Hoà Ước Versailles mới ký năm 1936, xâm lăng cưỡng đoạt Áo, Tiệp, Ba Lan và gần như toàn thể Âu Châu.
Khi Thế Chiến II bùng nổ được hai năm, vào ngày 14-8-1941, Hiến Chướng Atlantic ra đời do sự ký kết giữa Tổng thống Mỹ Roosevelt và Thủ tướng Anh Churchill, với mục đích tạo sự đoàn kết chặt chẽ về kinh tế, đồng thời xây dựng nền an ninh lâu dài giữa mọi quốc gia trên thế giới. Tiếp đó, vào ngày 1-1-1942 có 26 nước đang chống phe Trục, cùng nhau ký kết bản Tuyên Ngôn. Như vậy tổ chức Liên Hiệp Quốc đã được thành hình và càng phát triển thêm mạnh mẽ vào năm 1943 tại Thủ đô Teheran của Iran (Ba Tư), qua cuộc gặp gỡ của các vị nguyên thủ Hoa Kỳ, Anh và Liên Xô... Cuối cùng tại thành phố San Francisco (Cựu Kim Sơn) - Hoa Kỳ, vào ngày 25-4-1945, Ðại diện của 50 nước, cùng thống nhất các điều khoản trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và chính thức được phê chuẩn vào ngày 24-6-1945. Từ năm 1952, Tòa nhà chính thức của Liên Hiệp Quốc tọa lạc tại thành phố Nữu Ước (New York) và tới nay, đã có 191 quốc gia hội viên. Ðặc biệt, Trung Hoa Dân Quốc trước năm 1950 là một trong năm thành viên
thường trực của Ðại Hội Ðồng Bảo An LHQ (Mỹ-Liên Xô-Anh-Pháp-Trung Hoa), nhưng sau khi Tưởng Giới Thạch và Quốc Quân thua trận, mất lục địa phải chạy ra Ðảo Ðài Loan, cũng mất luôn vai trò đại diện tại LHQ về tay Trung Cộng. Thảm nhất từ ấy đến nay, Chính phủ Ðài Loan đã nhiều lần xin gia nhập tổ chức trên, nhưng bị từ chối, chẳng những từ TC, mà cả Hoa Kỳ và các nước phương tây, đang làm ăn buôn bán với nước này, không ủng hộ.
Lần trước Hội Quốc Liên vì không có sự tham dự của Mỹ-Nga, nên để cho ba nước Anh, Pháp và Ðức thao túng, cuối cùng phải tan rã. Nhưng lần này lại càng tệ hơn, dù có tới hằng trăm hội viên và đủ mặt ngũ cường Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Trung Cộng. Nhưng tất cả cũng đều làm theo sự thao túng của Hoa Kỳ và Liên Xô (cũ), một đằng ỷ mình là chủ nhân ông, chi tiền nuôi sống tổ chức, còn một kẻ dựa vào phe đảng (xã hội chủ nghĩa và thế giới thứ ba), quậy phá diễn đàn, mỗi lần có chuyện. Thêm vào đó là sự phá bỉnh, ném đá giấu tay của Pháp, Trung Cộng, Ấn Ðộ, các nước Hồi Giáo... vì không ăn được, thì phá cho nát tan để cùng chết chung cả hội. Ðó là bí mật của cái gọi là "LIÊN HIỆP QUỐC", mà Tổng Thống Pháp De Gaulle từng gọi là 'Cơ Quan Vô Tích Sự'...
Tất cả đều là sự thật, nay đã được khai quật gần như toàn bộ ra ánh sáng, cho thấy người Mỹ, từ lúc Liên Hiệp Quốc vừa mới khởi đầu, đã tiếm vị quyền chủ nhân ông, để quyết định vận mệnh của thế giới, theo ý mình, qua mãnh lực của đồng đô la, đã ban phát để nuôi sống tổ chức quốc tế này, cũng là cái bình phong, che chắn bộ mặt giả đạo đức của một đồng mình, chuyên bỏ bạn chạy trước, khi đã đạt xong mục đích. Nhân kỷ niệm 50 năm Ðồng Minh chiến thắng Ðức Quốc Xã và Phe Trục, trong Ðại ChiếnThứ 2. Một phát hiện mới vô cùng quan trọng của Nhà Sử học người Canada là Michael Marrus, về vai trò của hai Tổng thống Mỹ là F.D Roosevelt và H.Truman, khi xét xử bọn đầu sỏ Ðức Quốc Xã tại Phiên Tòa Nuremberg vào năm 1945-1946. Tóm lại đều do Mỹ lập phương án, để quyết định trước, còn các chính phủ Anh,Pháp và Liên Xô, cùng phe Ðồng Minh, chỉ còn nhiệm vụ chuần bị cho phiên tòa, để Mỹ tới quyết định kết án mà thôi.
Tổ chức Liên Hiệp Quốc đã bắt đầu khủng hoảng niềm tin khi Boutros-Ghali làm Tổng Thư Ký, đã thất bại các chiến dịch ngăn chận cuộc chiến nồi da xáo thịt tại Somalie, Bosnia, Rwanda.. Cũng từ đó, kéo theo sự khủng hoảng ngân sách và tài chính, khi bốn nước sáng lập LHQ, mà đứng đầu là ông chủ Mỹ (50%), vì không ưa vị Tổng Thư Ký đương nhiệm, nên đã không chịu đóng góp ngân sách và tài chính điều hành, khiến cho tổ chức này đã đứng trên bờ vực thẩm chờ sụp đổ vì phá sản. Cũng từ đó, nhờ sự đóng góp cầm hơi của Nhật (17%) và các nước hội viên (dưới 1%), cùng quỹ từ thiện, nhưng vẫn làm cho ngân sách giảm xuống không ngừng, khiến cho hầu hết các chương trình đều dang dở, kể cả Trụ sở của Liên Hiệp Quốc tại Manhattan-New York, cũng dột nát hư hỏng vì không có tiền tu bổ, và cũng chẳng ai thèm để ý tới, kể cả ông chủ Hoa Kỳ.
Nay thì khủng hoảng chính trị đã bắt đầu tại LHQ, dù như thường lệ, đã có từ năm 2002, khi Tổng Thư Ký Kofi Annan, vào lúc 9 giờ 30 sáng
ngày 21-9-2005, kéo chuông ngân lên những tiếng vọng hòa bình cho thế giới. Nhưng đồng lúc nơi hội trường, đại diện của 170 nước, trong tổng số 191 quốc gia thành viên hiện hữu, qua sự bàn thảo về cải tổ toàn diện LHQ, với bản đề nghị tới 101 điều, đã biến nơi này hơn cái chợ. Nói như Phó Tổng Thư Ký LHQ Benon Sevan, trong lần kỷ niệm 50 năm thành lập tổ chức này, vào tháng 9-1995, cũng là ngày Kofi Annan được bầu làm Tổng Thư Ký mới, "Thà đi bán bánh mì thịt nguội ở ngoài đường, còn hơn ngồi trong căn nhà hữu danh vô thực này, để ngày ngày chịu những hậu quả của khủng hoảng". Từ tuyên bố của một nhân vật then chốt, gần như điều khiển bộ máy gìn giữ an ninh toàn cầu, cách đây mười năm trước, khi mà vị thế số một về kinh tế và quân sự của siêu cường Hoa Kỳ chưa bị lung lay, mà còn bi đát đến thế. Hiện Mỹ đang mất thượng phong khắp nơi trên thế giới, qua sự cạnh tranh ác liệt của Trung Cộng, Liên Âu về kinh tế, sự sa lầy chiến cuộc tại A Phú Hản, Iraq, cùng với bóng ma khủng bố của các tổ chức Hồi Giáo cực đoan và thảm nhất là thiên tai bão lụt tại các tiểu bang miền Nam, đã và đang tiếp diễn tàn phá đất nước Hoa Kỳ. Giâu đổ thì bìm leo, nên tiếng nói của Mỹ gần như là không còn được ai nghe nữa, nhất là các quốc gia thù nghịch như Bắc Hàn, Syria, Iran. Nhưng hung hăng nhất vẫn là Tổng thống thiên tả Cesar Chavez của nước Venezuela, ngoài sự chỉ trích gay gắt bản thông cáo chung trong ngày đại hội, còn yêu cầu dời trụ sở LHQ về Nam Mỹ Châu, một điều mà dân Mỹ tại New York đã muốn từ lâu nhưng chưa thực hiện được. Tình hình rối loạn như vậy, nên không biết rồi đây tương lai của LHQ sẽ về đâu?
Mục đích của LHQ về căn bản cũng không khác gì Hội Quốc Liên, từ khoản 1 của bản Hiến chương đã ký tại San Francisco năm 1945, trong đó qui định về sự bảo toàn hòa bình và an ninh thế giới, cùng các phương cách ngăn chận cũng như trừng trị các nước xâm lăng, theo công lý và luật lệ quốc tế. Ðồng thời áp dụng sự bang giao hòa bình giữa các nước, trên căn bản 'Dân tộc bình quyền và tự quyết'... Tóm lại sự khác biệt giữa hai tổ chức quốc tế trên, vì LHQ là một trung tâm điều hòa mọi diễn đàn của các nước, theo bản hiến chương rõ ràng, thiết thực, chứ không mơ hồ trừu tượng như các điều khoản qui định trước kia của Hội Quốc Liên. Nói rõ hơn, qua sự tham dự của Mỹ-Nga, giúp LHQ có quân đội, như là một thứ cảnh sát quốc tế, khi cần dùng để đàn áp dập tắt các quốc gia hung hăng phá rối hòa bình, như đã từng xảy ra tại Triều Tiên, Ấn Ðộ, Nam Phi, Ðông Dương, Phi Châu, A Phú Hản, Iraq, Bán đảo Balkan, Timor..
Tổ chức LHQ bao gồm các nước đầu tiên, có tham dự và ký bản hiến chương tại San Francisco ngày 26-6-1945 như Mỹ, Liên Xô, Anh, Pháp, Trung Hoa
Dân Quốc, Arab
Seoudite, Á Căn Ðình, Úc, Bỉ, Bolivie, Ba Tây, Byelorussie, Gia nã Ðại, Chili, Colombie, Costa Rica,
Cu Ba, Ðan Mạch, Ai Cập, Equateur, Ethiopie (Á), Hy Lạp, Guatemala, Haiti, Hondura, Ấn Ðộ, Ba Tư, Iraq, Liban, Liberia, Lục Xâm Bảo, Mễ Tây Cơ, Tân Tây Lan, Nicaragua, Thụy Ðiển, Panama, Paraguay, Hà Lan,
Perou, Phi Luật Tân, Ba Lan, Cộng Hòa Dominicaine, Royaume Uni, Salvador,
Syrie, Tchecoslovaquie, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, Nam Phi, Uraguay, Venezuela, Nam Tư. Tháng 5-1947 thêm A Phú Hản, Ích Lan, Thụy Ðiển, Xiêm La. Tháng 9-1947 thêm Pakistan, Yemen. Cũng trong năm này, LHQ đã bác đơn gia nhập của Albanie, Mông Cổ (Mỹ chống) và Bồ Ðào Nha (Liên Xô không chấp thuận). Ðiều này cho thấy, lý thuyết và thực hành không bao giờ đi đôi và trên hết chính 5 nước đứng đầu tổ chức, đã nghi kỵ và đâm thọc lẫn nhau vì quyền lợi phe nhóm của chính mình, ngay từ ban đầu. Cho nên việc LHQ không thực thi được sứ mệnh đoàn kết, cũng như nhiêm vụ bảo an hòa bình thế giới, là một sự kiện không làm
sao tránh được
Từ năm 1952 tới nay, trụ sở chính của LHQ được đặt tại thành phố New York, đối diện với dòng sông East River. Cơ quan LHQ hiện nay có hơn 10.000 nhân viên chính thức, trong số này có 7000 nhân viên đang làm việc tại các tầng lầu trong trụ sở chính. Ngoài ra, nếu tính các bộ phận phụ thuộc như cơ quan UNESCO, UNICEF hay CNUCED
(Hiệp Hội phát triển thương mại), thì nhân viên phục vụ khắp thế giới trên 50.000 người. Bước vào Tòa Nhà LHQ, chỉ cần tới tầng lầu thứ 2, nơi được mệnh danh là "Ổ Gián Ðiệp Quốc Tế Trên Ðất Mỹ", một quán cà phê không trả tiền, rất lý tưởng để mọi quốc gia khắp thế giới, công khai cấy tai mắt của mình vào nghe lén và thu thập tin tức, tài liệu mật của Hoa Kỳ cũng như toàn cầu. Chính lý do này, nên Mỹ không chịu đóng số tiền hơn 1 tỷ đô la cho LHQ, qua viện cớ tiền bạc bị gian lận và tổ chức lung tung, không biết đâu mà mò. Tình trạng quỵt nợ vẫn không thay đổi, dù LHQ đã làm theo ý Hoa Kỳ, khi giao cho Joseph Connor, một viên chức cao cấp Mỹ, tiến hành cải tổ tài chính, cắt giảm hầu hết chi phí ngân khoản xử dụng của LHQ chỉ còn 150 triệu đô la.
Tầng lầu 38 là nơi đặt văn phòng của Vị Tổng thư ký đương nhiệm, có hai thang máy dẫn tới. Theo tường thuật của phóng viên tờ Le Nouvel Observateur, mô tả đồ đạc trong phòng hầu hết đều củ kỷ tróc sơn, vì lâu ngày không được thay thế, ngoài những bức tranh có giá trị đang treo trên tường, mượn tại Viện Bảo Tàng Nữu Ước. Ở đây không ai cần hỏi ai về chức vụ, mà chỉ muốn biết số tầng lầu của người đang phục vụ, vì người làm việc càng gần tầng lầu 38, càng quan trọng hơn trong lúc giao dịch, chạy áp phe. Thực tế cho thấy sinh hoạt của LHQ có hai mặt, một đằng là thế giới của ngoại giao, hành chánh với cấp bậc, nhiệm vụ và giờ giấc làm việc. Nhưng quan trọng nhất vẫn là những bí mật của hậu trường chính trị, hoạt động không cần giờ giấc, mà tùy theo sự khủng hoảng. Chính tại đây, giá trị đích thực của LHQ có hay không, theo điều khoản của hiến chương về sự bình đẳng của mọi quốc gia thành viên, dù là lớn mạnh cở Trung Cộng hay nhỏ yếu như nước Malawi.
Nhưng hấp dẫn và quan trong nhất vẫn là tầng hầm số 2, nơi đón tiếp các pháo đoàn ngoại giao, cũng là vùng hoạt động của các Ðiệp viên quốc tế. Phòng tiếp các sứ bộ ngoại giao là một địa điểm chiến lược quan trọng nhất, điều gì cũng có thể xảy ra vì các nhà ngoại giao có quyền lãnh sự tài phán, tức là bất khả xâm phạm, nên ai cũng dám trườn mặt kể cả Fidel Castro, Motubu.. là những nhân vật bị thế giới khinh ghét nhất. Ðây cũng là nơi hình thành mọi áp phe béo bở nhất, qua cái kho tàng vô tận về những món hàng từ thiện tặng LHQ, từ các loại đắc tiền như máy tính, truyền hình, máy móc (hàng tấn), tới máy móc văn phòng, gia dụng... tất cả hàng hóa trị giá trên 3 tỷ mỹ kim. Ngân khoản này, chỉ được xử dụng 1/3 dành cho việc gìn giữ hòa bình thế giới. Phần lớn số còn lại, được dùng để mua sắm hay tu bổ xe cộ trên 11.000 xe hơi công cộng của LHQ, qua sự cạnh tranh ráo riết của các hảng thầu quốc tế như Hảng Peugeot Renault (Pháp), Ford
(Mỹ) và Toyota
(Nhật). Trong
lúc đó, nhiều vấn đề lớn khắp thế giới bị quên lãng, vì ai cũng đều nói nhưng không ai muốn làm cả, khi tất cả gần như đã mệt mõi trước tình người và lòng nhân đạo, sắp cạn kiệt trong một thế giới hận thù.
Hiện LHQ có sáu
cơ cấu chính, gồm Ðại Hội Ðồng LHQ, Hội Ðồng Bảo An LHQ, Hội Ðồng Kinh Tế Xã Hội LHQ, Hội Ðồng Quản Trị LHQ, Tòa Án Quốc Tế La Haye và Văn Phòng Tổng Thư Ký LHQ. Trong mỗi cơ cấu thuộc quyền LHQ, còn có một hệ thống tổ chức trực thuộc vào chương trình, như Lực Lượng Gìn Giữ Hòa Bình Thế Giới, Cao Ủy LHQ về Tị Nạn, Quỷ Nhi Ðồng Thế Giới.. từng được nhận lãnh các giải thưởng Nobel, về sự cống hiến cho hòa bình và an ninh của nhân loại.
+ Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc
Theo khoản IX, Ðại Hội Ðồng LHQ bao gồm tất cả các nước hội viên và là một cơ cấu có nhiều quyền hành nhất trong tổ chức, mỗi nước đều có quyền cử tối đa 5 đại diện. Ðại Hội Ðồng nhóm họp hằng năm và do chính vị Tổng Thư Ký đương nhiệm phải tường trình tất cả các vấn đề thời sự cũng như đã và đang xảy ra trên thế giới. Tuy có nhiều quyền hạn, từ việc tổ chức thành lập các cơ quan gìn giữ hòa bình, tới các chương trình phát triển LHQ
(UNDP), Hội Nghị Phát Triển Thương Mại (UNCTAD), Quỹ Nhi Ðồng (UNICEF), Cao Ủy Tị Nạn (UNHCR), Cao Ủy Nhân Quyền (Trụ sỏ đặt tại Geneve-Thụy Sĩ).. nhưng chỉ là quyền thảo luận về các nguyên tắc và đề nghị mà thôi. Chính Hội Ðồng Bảo An mới có quyền định đoạt tất cả. Riêng ngân sách của LHQ do Ðại Hội Ðồng phê chuẩn, từ sự đóng góp hằng năm của các thành viên, mà nhiều nhất từ Hoa Kỳ và Nhật. Theo báo cáo năm 1995, ngân sách của LHQ lên tới 1,35 tỷ đô la. Ðó là chưa kể tới số ngân sách khổng lồ khác, đã thu được từ các tổ chức từ thiện tự nguyện, dành riêng cho tổ chức UNICEF và UNDP. Về quỹ dành cho việc gìn giữ hòa bình thế giới, chỉ riêng Hoa Kỳ đã đóng góp trên 31%, trong tổng số 3 tỷ mỹ kim. Theo nguyên tắc, bất cứ nước hội viên nào cũng đều có quyền phát biểu ý kiến với tất cả các cơ quan, dù nước mình không có đại diện. Về thủ tục bỏ phiếu, theo qui định mỗi thành viên được một phiếu bầu, ngoại trừ các nước không chịu đóng góp chi phí cho LHQ liên tiếp hai năm, đặc biệt như Hoa Kỳ, không chịu đóng góp vì bất mãn.
Văn phòng của Ðại Hội Ðồng LHQ gồm sáu Ban và một Ban Ðặc Biệt gọi là Ban Toàn Quyền, gồm đại biểu của các nước gửi đến công tác. Ban một phụ trách chính trị, an ninh. Ban hai về kinh tế, tài chánh. Ban ba giáo dục, xã hội. Ban bốn lo việc quản trị. Ban năm soạn thảo chính sách, và Ban sáu lo phần pháp luật. Một điểm quan trọng khác đối với đại biểu của các nước trong Ban Toàn Quyền, là họ tới đây để dự phiên họp của Ðại Hội Ðồng, chứ không phải là đại biểu được bầu để lo việc chung của LHQ, các nước khác không bắt buộc phải thi hành quyết nghị của các đại biểu, họp thành Ðại Hội Ðồng. Nên trên thực tế, các nước đã không coi Ðại Hội Ðồng LHQ như một thứ Nghị Viện Quốc Tế.
+ Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc
Ðây là một bộ phận quan trọng nhất của LHQ, có
nhiệm vụ gìn giữ hoà bình cho thế giới. Lúc đầu Hội Ðồng Bảo An (HÐBA) chỉ có 11 thành viên, trong đó 5 nước vĩnh viễn là Hoa Kỳ, Liên Xô (Nga), Anh, Pháp va Trung Hoa Dân Quốc (Trung
Cộng). Riêng 6 thành viên không vĩnh viễn, được bầu có nhiệm vụ hai năm. Các nước này được lựa chọn, theo năng lực đối với thế giới và vị trí địa dư. Ðến cuối 31-12-1948 có 6 thành viên không vĩnh viễn trong
HÐBA là Bỉ, Colombie và
Syria
.
Riêng ba nước Á Căn Ðình, Gia Nã Ðại và
Ukraine
tựu chức đến cuối tháng 12-1949.
Hiện nay HÐBA có 15 thành viên,
ngoài 5 nước vĩnh viễn trên, 10 thành viên còn lại, thay đổi theo chu kỳ hai năm, trong đó mỗi năm chọn năm nước mới, bổ sung vào các thành viên cũ hết thời hạn. Dựa vào qui
chế ghi trong Bản Hiến Chương LHQ, bất cứ vấn đề quan trọng nào, nếu muốn HÐBA phê chuẩn, phải có 9/15 phiếu thuận (trong số này phải có đủ 5 phiếu của 5 thành viên vĩnh viễn). HÐBA sẽ đình chỉ hay xem xét lại các vấn đề, khi có Phiếu Phủ Quyết (Veto) của một trong năm nước trên. Chính vấn đề này, đã làm điên đầu LHQ như trong quá khứ Mỹ bỏ phiếu chống, để bứng gốc Tổng thư Ký Boutros Gali và sự độc quyền vô lý này, nay đã trở thành một trong
các lý do chính mà các nước thành viên đòi phải cải tổ toàn diện hay xóa sổ LHQ để làm lại từ đầu.
Hoạt động của
HÐBA/LHQ gồm trách nhiệm Duy Trì và Cũng Cố Hòa Bình trên thế giới, giữ vai trò Trọng Tài, trung gian hòa giải sự xung đột giữa các nước. Trường hợp bất khả kháng, HÐBA sẽ dùng kinh tế để cấm vận hay gửi Quân Ðội LHQ, thường được biết qua danh từ 'Ðoàn Lính Mũ Xanh', tới các vùng chiến cuộc cần thiết. Tóm lại, nhờ hai biện pháp 'Trừng phạt kinh tế' và 'Ðoàn lính Mũ Xanh', đã tạo được nhiều thành tích tốt, đối với các nước xấu có hành động bá quyền nước lớn hay ý đồ xâm lăng nước khác. Tuy nhiên tất cả hoạt động của HÐBA, gần như phụ thuộc vào sự đồng thuận của Ngũ Cường, nghĩa là không được đi ngược lại quyền lợi của năm nước Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Trung Cộng.
Mới đây ngày 23-9-2005,
Nga lại dùng quyền phủ quyết, ngăn chận không cho Mỹ và các nước Liên Âu, đem vụ Iran (Ba Tư) chế bom nguyên tử ra bàn thảo tại Ủy Ban Nguyên Tử (IAEA) ở Vienne (Áo), trước sự hiện diện của 35 thành viên, đang nhóm họp, để yêu cầu Hội Ðồng Bảo An LHQ ban lệnh cấm vận kinh tế Ba Tư. Cùng phe, vì cùng đang liên hệ buôn bán
xăng dầu và chất Urnium chế bom của Iran, nên Trung Cộng cũng nhảy vào ăn ké. Ðó
là mặt thật của cái gọi là LHQ ngày nay.
+ Tòa Án Quốc Tế La Haye (Hòa Lan)
Mặc dù bị bôi bác
là một pháp đình "chỉ để xử ma" nhưng Tòa Án
Quốc Tế La Haye hiện nay có tới 11 chánh án, 60 thanh tra với ngân sách hoạt động hằng năm là 28 triệu đô la, qua nhiệm vụ phát hiện, tố giác để kết án các tội phạm chiến tranh, diệt chủng trên khắp thế giới. Hiện Tòa Án đã và đang thụ án 22 vụ liên quan trên, và cũng giải quyết các khiếu nại về làm ăn buôn
bán giữa các nước, mà quan trọng nhất là vụ Việt kiều Hòa Lan tên Trịnh Vĩnh Vình, kiện đảng VC cướp giật tiền bạc của đương sự khi về nước hợp tác làm ăn, lên tới vài chục triệu đô la Mỹ.
Tòa Án Quốc Tế, đặt trụ sở tại La Haye-Hòa Lan, thường viết tắt là TPI (Tribunal Pénal
International). Tất cả không phải là chuyện đùa của Hội Quốc Liên khi trước, mà làm thật, như vụ bắt tên đao thủ tại Trại giam Omaraka, tên Dusko Tadic,
can tội sát hại nhiều người Bosnie ở Serbe. Tất cả những thanh tra quốc tế này đều là người Châu Âu, ai nấy đều thuộc thành phần trí thức ưu tú, ít nhất có 8 năm công vụ trong ngành cảnh sát và
nhiều kinh nghiệm đối mặt với tội phạm. Tòa Án Quốc Tế ngày nay chẳng khác gì một kho lưu trữ đủ các tài liệu về tội phạm chiến tranh, các vụ án kinh tế, chính trị, nhưng đầy đủ nhất vẫn là hồ sơ cuộc chiến trên bán đảo Balkan vừa qua, trong đó Nam Tư bị tố giác là kẻ chủ mưu diệt chủng các dân tộc liên hệ trong liên bang cũ. Tóm lại đây là một tòa án chuyên nghiệp, với những nhà chuyên môn có trách nhiệm, một biểu tượng chứ không phải là huyền thoại, nên theo nhận xét chung, trong tương lai TPI sẽ trở thành một tòa án quốc tế kiểu mẫu trên thế giới.
Nhưng cũng giống như số phận của các tổ chức thuộc LHQ, Toà Án Quốc Tế La Haye tới nay vẫn chưa được quyền của Hội Ðồng Bảo An, cho phép bắt các tên tội phạm quốc tế, dù chúng được chứng minh là có tội. Nhiều quốc gia không muốn cấp phương tiện cho các thanh tra tới điều tra và tệ nhất vẫn là Pháp, nước đưa ra Nghị Ðịnh 827 ngày 25-5-1993, làm cơ sở pháp lý để Tòa Án Quốc Tế hồi sinh hoạt động, lại chẳng bao giờ chịu đóng góp một xu với lý do TPI thuộc LHQ, đã có Hoa Kỳ chung tiền, cũng như cung cấp máy móc làm việc lên tới 3 triệu đô la. Hiện nay cơ quan quốc tế này có tới 200 nhân viên và lương bổng lệ thuộc vào ngân sách của LHQ lúc có lúc không. Với mục đích chỉ kết tội kẻ chủ mưu, lãnh tụ, người hoạch định sách lược.. và gần như tha bổng thành phần tay sai hay binh lính thừa hành. Tòa Án cũng không xử khuyết tịch, nếu không có phạm nhân, thì phiên tòa chỉ xác nhận tội trạng và ban lệnh truy nã khắp thế giới. Hiện TPI đang truy nả 6 tên ác ôn nhất của thế kỷ là: 1- Raznjatovic Zeliko, Nam Tư, can tội giết trên 3000 người Hồi giáo tại Broko. 2-Mengistu Haive Mariam,
quốc tịch Éthiopie đã giết trên 100.000 nước mình, từ 1977-1991. 3-Astiz Alfredo
Ignacio, dân Argentine, can tội giết hằng chục người Á Căn Ðình từ 1976-1982. 4-Saloth Sar hay
Polpot, đệ tử ruột của Cộng sản Hà Nội, người Việt gốc Khmer, đã sát hại hằng triệu người Kampuchia từ 1975-1979. Polpot đã chết trong rừng Pailin, sát biên giới Miên-Thái. 5-Hobeika Elie, người Liban, đã giết trên 2000 tị nạn Palestine tại hai Trại Sabra và Chatila vào tháng 8-1982. 6-Nahimana Ferdinad,
dân Rwanda, can tội tiêu diệt nửa triệu người Tutsis, Châu Phi.
+ Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, con cờ của ngũ cường
Mỗi khi có một biến cố lịch sử trọng đại nào xảy ra trên thế giới, mọi người thường nghe nhắc tới vị Tổng Thư Ký của LHQ, nên đã có ấn tượng nghĩ rằng, đây là một nhân vật rất quan trọng, có quyền hành tối cao, đối với vận mệnh của nhân loại. Thật sự không phải như vậy, vì người đứng đầu tổ chức thế giới rất ít có quyền hành, nguyên do các vị không phải được chọn qua bầu cử, mà được chỉ định theo ý của ngũ cường (Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Tàu).
Không giống như các cuộc bầu cử tại Mỹ, lớn như bầu Tổng Thống, Quốc Hội, Chủ Tịch Trường Ðại Học... (tốn hằng triệu đô la trở lên), hay là nhỏ qua các chức vụ nghị viên làng xã, cũng phải bỏ ra nhiều tiền bạc, nước miếng, chữ nghĩa để quảng cáo, mới hy vọng thắng cử. Trái lại việc bầu bán Tổng Thư Ký LHQ rất đơn giản, không tốn kém một đô la nào, vì phẩm chất cá nhân chỉ là thủ tục. Nên muốn thắng cử, ứng viên phải được các thế lực bên trong chọn mặt và quyết định, theo đúng các tiêu chuẩn, có liên quan tới các khuynh hướng quốc tế hiện hành. Tóm lại việc tuyển chọn một Tổng Thứ Ký LHQ không có trong chương trình hoạt động, nên không hề dự trù ngân
sách, cũng không có một ban phòng nào trong Ðại Hội Ðồng phụ trách để tìm kiếm nhân tuyển thích hợp, dù rằng Hiến Chương đã có qui định thời gian tại vị của TTK là 5 năm. Ðại Hội Ðồng theo giới thiệu của Hội Ðồng Bảo An (HÐBA), sau khi được gạn loc bằng phủ quyết (Droit De Veto) để thi hành. Ðây chính là lộ trình của 7 Vị Tổng Thư Ký LHQ đã đi qua, kể từ ngày
thành lập vào năm 1945 -2005, không hề thay đổi. Tất cả đều là kết quả của sự đồng thuận của năm nước trên. Bởi vậy tới nay, chưa hề có một văn kiện chính thức nào của LHQ ban hành, qui định tiêu chuẩn cần có của các ứng viên Tổng Thư Ký, hay
nếu có, cũng rất sơ sài, mù mờ, ai đọc muốn hiểu sao cũng được.
Về vấn đề này, theo các tài liệu lưu trữ cho biết, năm 1944 Hội Quốc Liên
(Tiền Thân LHQ), có đề ra một số tiêu chuẩn của Tổng Thư Ký LHQ "tuổi trẻ, có kinh nghiệm chính trị ngoại giao, có khả năng quản trị các tổ chức lớn, ôn hoà, liêm khiết, tế nhị và can đảm.." Năm 1945, Bộ Ngoại Giao Mỹ đề nghị: "TTK là người phải có uy tín, quyền năng đã được thừa nhận trong giới ngoại giao, tuổi từ 45-55, thông thạo Anh-Pháp nhưng không phải là người Pháp hay người Liên Xô". Sau đó Mỹ lại đưa
thêm điều kiện là Tổng Thư Ký LHQ không phải là công dân của 5 thành viên thường trực trong HÐBA và điều kiện này được áp dụng cho tới nay. Còn bản Hiến Chương LHQ, chỉ thấy có 5 điều từ 97-100, đại ý cho biết TTK là quan chức cao nhất của tổ chức, được phép LƯU Ý Ðại Hội Ðồng, mà theo Ý ÔNG TA có nguy cơ cho hòa bình thế giới, nhưng ông ta
sẽ không thỉnh cầu hay nhận một chỉ thị nào từ bên ngoài LHQ.
Vì thiếu chân thật và có ý
riêng khi viết bản hiến chương, nên đã biến các đồng minh cũ trong Thế Chiến 2 sau khi kết thúc thành thế lưỡng cực Tư Bản-Cộng Sản trong
thời kỳ chiến tranh lạnh, và ngay trong Ðồng Minh Mỹ-Anh-Pháp, về sự đồng thuận khi cần giải quyết các vấn đề lớn của thế giới, từ đó đến nay.
Tất cả đều là bi kịch, ngay từ lúc khởi đầu cuộc bầu chọn người Tổng Thư Ký đầu tiên của LHQ. Năm 1945, Mỹ muốn đưa phe mình là Dwight Eisenhower lên làm TTK nhưng lại bị Liên Xô
chống đối. Còn Anh thì không đề cử gà nhà,
lại đề nghị Paul Henry Spaak, Tổng trưởng ngoại giao Bỉ. Rốt cục năm nước đồng ý theo đề nghị của Liên Xô, chọn Bộ trưởng Ngoại giao Na Uy là Trygve Lie làm TTK đầu tiên của LHQ. Nhưng dù bị Mỹ đâm sau lưng hay
Liên Xô coi như kẻ thù bất cộng đái thiên, Vị TTK đầu tiên của LHQ: TRYGVE LIE cũng đã đi vào lịch sử, khi ông đề nghị Hội Ðồng Bảo An đưa Lính Mũ Xanh vào Bán Ðảo Triều Tiên, ngăn chận và chống trả Bắc Cao Ly, một chư hầu của Liên Xô và Trung
Cộng, vượt Vĩ tuyến 38 xâm lăng Nam Hàn vào năm 1950. Thế là người Nga trả thù, bởi vậy vào giữa nhiệm kỳ 2, ngày 10-11-1952, Trygve Lie từ chức và để lại câu nói bất hủ: 'Vai trò của Tổng Thư Ký LHQ là một nhiệm vụ bất khả thi nhất trên thế giới'. Tiếp theo vị TTK thứ hai là Dag Hammarskjold, Quốc Vụ Khanh Thụy Ðiển, con cờ mà cả 5 nước thành viên HÐBA đều chấp thuận nhanh chóng, theo sự giải thích của Nhà Ngoại Giao Hà
Lan lúc đó, chỉ vì ai cũng nghĩ rằng 'Ông quá hiền', chắc không đa đoan, dám cải lại các chủ lớn như T.Lie.
Tất cả lại té ngửa một lần nửa, vì suốt 8 năm, trong
cương vị người đứng đầu LHQ, Ông là người duy nhất dám hành xử đúng đắn các mục tiêu mà bản hiến chương đã đề ra. Do trên dần dà 5 nước không ai hài lòng. Với Anh-Mỹ, ông làm
mích lòng sau cuộc khủng hoảng Kênh đào Suez năm 1956.
Còn Liên Xô, qua Trùm đỏ Khrouchtchev muốn phế ông ngay, khi LHQ can thiệp vụ
Congo
.
Sau đó Liên Xô đề nghị lập ba thành phần, hòa hợp, hòa giải, trung lập gồm Tư bản, cộng sản và Khối không liên kết, thay phiên làm TTK nhưng bị bác bỏ. Tại Ðại Hội Ðồng LHQ
vào năm 1961, Hammarskjold, đã tuyên bố một câu nói
bất hủ 'Từ chức theo ý ngũ cường thì quá dễ nhưng kháng cự họ mới là điều khó'. Cuối cùng để trả giá cho sự công minh liêm chính, đạo đức của kẻ sĩ, đúng nghĩa với vai trò của người khoa bảng, xuất thân từ giới quý tộc, ông đã chết một cách oan khiên, nói là tử nạn máy bay, khi tới công
tác tại
Congo
,
vào ngày 17-12-1961. Theo sắp xếp sẵn của Vị TTK tiền nhiệm, U Thant, người Miến Ðiện làm TTK thứ ba, trong hai nhiệm kỳ từ 3-11-1961. Ðây là nhân vật bị tai tiếng nhiều nhất, vì có đầu óc thiên tả rõ rệt và trong suốt thời gian nhậm chức, không đóng góp được gì cho LHQ, ngoài việc bị thiên hạ cười là dốt tiếng Pháp.
Ngày 17-12-1970, một người Áo tên Kurt Waldheim, dù bị Anh-Trung Cộng phản đối, vẫn được chọn làm TTK thứ 4. Theo sử liệu, sự kiện Kurt xuất thân là một sĩ quan cao cấp của Ðức Quốc Xã, hoàn toàn không ai biết, ngoại trừ Liên Xô
nhưng người Nga đã giấu kín việc này để làm áp lực. Ðây là TTK tệ nhất lại đầy tham vọng, nên sau khi mãn 2 nhiệm kỳ, cứ muốn làm tiếp lần 3 nhưng bị Trung Cộng phủ quyết. Một nhà quý
tộc, có phong thái và tư cách người Pérou tên Javier Perez de Cuellar, được chọn làm TTK thứ 5, qua hai nhiệm kỳ được coi như thành công. Ông đã đưa ra lời khuyến cáo hai nước Hoa Kỳ và Nga, là nên tham khảo ý kiến với nhau để giải quyết các vấn đề bất đồng còn hơn là chờ đối phuơng sơ hở để đâm sau lưng và phủ quyết. Ðây được coi như một sự canh tân của LHQ và trở thành một nguyên tắc hữu hiệu, được áp dụng tới ngày nay... Lần chọn TTK thứ sáu, qua ý kiến chung của 5 nước trong HÐBA, là một người Phi Châu và là con gà của Pháp tên Boutros Ghali, một nhà ngoại giao Ai
Cập, đã được chọn làm TTK trong hai nhiệm kỳ, trước sự chống đối mãnh liệt của người Mỹ.
Tổng Thư Ký thứ bảy là Kofi
Annan, một khoa bảng trí thức, được giải Nobel Hòa Bình, sinh ngày 8-4-1938 tại Kumasi,
nước Ghana, thuộc Châu Phi nhưng được đào tạo tại các Ðại Học Âu Mỹ về kinh tế ở Macalester Colllege (Mỹ), Thụy Sĩ và Viện Công
Nghệ Massachusetts (Mỹ). Annan phục vụ tại Cơ Quan Y Tế Thế Giới (WHO) từ năm 1962 và được chọn làm Tổng thư Ký LHQ, lần thứ 1 vào ngày 1-1-1997. Ðiều người ta chê bai Annan hiện nay, sau khi việc bê bối tiền bạc tại LHQ,
trong vụ đổi dầu Iraq lấy thực phẩm bị bại lộ, đã nói lên sự chỉ trích từ trước, về TTK thứ bảy này là người đạo đức giả, chỉ biết tự mình tô vẽ và lý tưởng hoá về mình.
Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, Liên
Bang Sô Viết và hầu hết các nước Xã Hội Chủ Nghĩa sụp đổ, làm cho ai nấy đều thở phào và tin tưởng rằng hoà bình đã trở về cùng nhân loại. Nhưng sự thật thấy vậy mà không phải vậy, chiến tranh người chết và máu lửa, gần như ngày nào cũng có mặt khắp năm châu và lần này người ta giết nhau bằng các loại vũ khí ghê gớm hơn thời trước, gần như chẳng ai sợ ai, vì ai cũng có bom nguyên tử, chứ chẳng phải chỉ riêng ngũ cường Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Cộng.
Nói chung sự bất ổn của thế giới đã khởi đầu từ năm 1999 khi lực lượng của NATO có Mỹ tấn công và tiêu diệt Liên Bang Nam Tư (Serbie), một chư hầu cũ của Nga Sô và thành lập nhiều nước mới tại Bán Ðảo Balkan, trong đó có Kosovo. Năm 2001 bọn khủng bố thuộc lực lượng Hồi Giáo cực đoan, cướp phi cơ dân sự phá xập hai toà tháp của Trung Tâm Thương Mại Thế Giới tại
New York
vào ngày 11-9-2001. Sự thù hận giữa Hoa Kỳ và bọn khủng bố mới bắt đầu từ đó, khi Mỹ tấn công A Phú Hản để tìm bắt Osama Bin Laden và tiêu diệt Taliban đang cầm quyền nước này. Tiếp theo Hoa Kỳ và Anh, liên quân đánh Iraq năm 2003 và
bắt được Tổng Thống Saddam Hussein. Thế nhưng tình hình thế giới, nhất là tại Trung
Ðông, Trung Á và Ðông Á, không một ngày nào được yên ổn vì chiến tranh, bom người và những đe dọa xử dụng bom nguyên tử, từ các nước nhỏ như Ấn Ðộ, Pakistan, Do Thái, Bắc Cao và Ba Tư. Cũng từ đó, vì
dành dựt nguồn năng lượng to lớn tại các nước Cộng Hòa Trung Á, thuộc Liên Bang cũ và nhất là kho
dầu đứng thứ 2 trên thế giới tại Iraq, làm cho khối tây phương chia rẽ trầm trọng, một bên là Pháp Ðức, bên kia là Mỹ Anh, để cho Nga và Trung Cộng đứng ngoài
hưởng lợi và tha hồ thọc gậy bánh xe, dùng hai con cờ Bắc Cao và Ba Tư để quậy phá nền hòa bình và an ninh khắp thế giới. Cùng
lúc tại Ðông Nam Á, Trung Cộng càng ngày càng để lộ bộ mặt xâm lăng và bá quyền nước lớn, khiến cho hầu hết các lân bang đều thi nhau tối tân hóa quân đội để phòng thủ. Không riêng Ðài Loan là điểm nóng, Nhật Bản hiện nay là
nước có nhiều chất Uranium và với kỹ thuật số 1 trên thế giới, nên trong thời gian ngắn, có thể chế được nhiều bom nguyên tử để chống lại Nga, Trung Cộng và Bắc Hàn. Ðiều này trước sau gì cũng sẽ xảy ra, vì hiện nay Hoa Kỳ bốn bề thụ địch, trong nước thì thiên tai và lòng người lại đang chia
rẽ vì chiến tranh
Iraq
.
Cho nên Nhật Bản sẽ không còn thụ động ngồi chờ Mỹ che chở như thời gian qua, nhất là trước việc Trung Cộng ngang nhiên đem dàn khoan tới vùng đảo Senkaku đang còn tranh chấp giữa hai nước, tạo cớ để Nhật tái trang bị và khơi động lòng yêu nước của một dân tộc, từng làm Mỹ điêu đứng trong thế chiến 2.
Mới đây, trước diễn đàn của Ðại Hội Ðồng LHQ trong ngày tiền kỷ niệm 60
thành lập, nhóm tại trụ sở chính ở
New York
.
Trước đại diện của 170/191 nước hội viên, gồm đủ từ Tổng Thống, Thủ Tướng, Tổng trưởng Ngoại Giao của các nước, Tổng trưởng Ngoại Mỹ Condoleezza Rice và Tổng Thống
G.W.Bush đã trình bày chính sách đối ngoại và những khó khăn hiện nay của Mỹ, đồng thời áp lực LHQ phải đem vấn đề Nguyên Tử của Iran ra thảo luận với đề nghị trừng phạt và cô lập nước này về kinh tế. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn muốn thảo luận nhiều vấn đề quan trọng khác về Do Thái-Palestine, Vụ
Syria
liên quan tới việc ám sát thủ tướng Leban là Rafil Hariri.. Tuy nhiên Hoa Kỳ coi như đã thất bại vì sự chống phá của Nga Sô,
Trung Cộng và nhất là thái độ của Tổng Thống Syria Bshar Assad chống Mỹ ra mặt bằng cách bỏ ra về, không
tham dự Ðại Hội Ðồng.
Cũng trong kỳ Ðại Hội, trước một ngày, nhiều nước đã không đồng ý với Hoa Kỳ về đề nghị cải tổ toàn diện LHQ với hằng trăm Tu Chính Án. Ðã vậy nhiều nước trong nhóm 77 quốc gia đang phát triển và phong trào không liên kết, cũng đã đề nghị nhiều cải cách theo ý riêng của nước mình. Riêng Nga cũng có bản đề nghị tu chính LHQ. Nói chung kỳ này, mục đích của Hoa Kỳ muốn LHQ phải cải tổ lại sự quản trị và đặt nặng vai trò của Uỷ Ban Nhân Quyền Quốc Tế, trong khi đó Ðức chỉ muốn cải tổ một phần, còn tân chủ tịch Ðại Hội Ðồng LHQ là Jan Elliasson tuyên bố, hiện LHQ chưa có quyết định về sự cải tổ, dù Hoa Kỳ có thôi thúc và đề nghị nhiều lần. Trong khi đó, vào ngày 13-9-2005, tại Bá Linh Bộ trưởng Quốc Phòng Liên Bang Nga là Sergei Ivanov đã to tiếng cảnh cáo Mỹ là không được áp lực LHQ, cải tổ chủ thuyết quốc phòng, cho phép dùng bom nguyên tử đánh chặn trước, vì làm như vậy sẽ mở đường cho các nước khác chạy đua chế tạo vũ khí hạch tâm. Ðược biết vào hồi cuối tuần, trước khi khai mạc Ðại Hội Ðồng LHQ, Bộ Quốc Phòng Mỹ đã hiệu đính chủ thuyết hành quân nguyên
tử và đã phổ biến tới các tư lệnh chiến trường, có thể xin phép Tổng thống cho phép xử dụng khi cần thiết.
Lúc 9giờ 30 ngày 21-9-2005, Tổng Thư Ký Kofi
Annan kéo chuông hoà bình, để khai mạc kỷ niệm 60 năm thành lập LHQ, trong một không khí đầy sóng gió và chia rẽ thấy rõ. Kỳ này qua
hai chiếc dù che Nga và Trung Cộng, chống lưng cho
hai phái đoàn Bắc Hàn và
Iran
tố Mỹ xã láng. Cùng ngày,
tại Diễn Ðàn thế giới dân chủ hóa Á Châu, tổ chức tại Ðài Bắc, với sự tham dự của 33 nước, đảng VC bị tố cáo là một trong
ba nước trên thế giới hiện nay (Bắc Hàn, Miến Ðiện và CSVN) can tội khủng bố đồng bào, đàn áp tôn giáo, vi phạm nhân quyền. Tại Liên
Âu, trong cuộc bàn thảo về tình hình ba nước Ðông Dương, đảng cộng sản VN cũng bị kết tội như trên.
Thật sự từ Ðại Hội lần thứ 59 vào
ngày 12-6-2004, qua cuộc chiến Iraq, LHQ đã lập một ủy ban cải tổ với 16 nhà ngoại giao, cứu xét 101 điều cần thay đổi. Ủy Ban này do cựu ngoại trưởng Thái Lan là Ahand Panyarachun làm chủ tịch với các phụ tá như Brent
Scowcroft
(Mỹ), Tiền Kỳ Sâm (Trung Cộng) và Amr Moussa (Ả Rập), gồm sự cải tổ đói nghèo,
dịch bệnh Aid, nạn khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia. Quan trọng nhất là cải tổ và mở rộng Hội Ðồng Bảo An, thêm các thành viện thường trực, do sự khiếu nại của các nước Nhật, Ðức, Ấn Ðộ và Ba
Tây. Các nước cũng đòi hỏi LHQ phải định nghĩa minh bạch về Khủng Bố để tránh nhiều nước nhất là Trung Cộng, Nga, VC lợi dụng khủng bố để đàn áp đồng bào chống đối vì các lý do khác.
Về vấn đề mở rộng HÐBA, theo phát biểu của cựu Thủ tướng Nhật Koizumi Junichi, với qui chế cũ gồm 15
thành viên (5 thường trực + 10 không thường trực) đã lỗi thời, vì hiện LHQ có tới 191 hội viên, trong số này nhiều nước giàu có và quan trọng hơn các nước Anh, Pháp, Trung Cộng và Nga chẳng hạn như Nhật, Ðức,
Canada, Úc, Ba Tây, Ấn Ðộ, Arab Saudi... tại sao họ không được quyền làm thành viên thường trực, mà chỉ có 5 nước theo qui định lỗi thời từ 60 năm về trước? Ðây là một vấn đề nhức nhối của LHQ, vì cả Mỹ-Anh cũng muốn cải tổ, mở rộng, chỉ có Nga và Trung Cộng chống đối quyết liệt, còn Pháp thì im lặng.
Cũng trong phiên họp vừa qua, đã có nhiều giải pháp được đề nghị như thêm 6 thành viên thường trực, có quyền phủ quyết như ngũ cường, gồm 2 Á Châu, 2 Phi Châu, 1 Âu Châu + 1 Mỹ Châu.
Ngoài ra thêm 3 Uỷ viên không thường trực (2 năm bầu một lần. Một đề nghị khác, đòi tăng thêm 8 thành viên thường trực, có quyền phủ quyết, thời hạn 4 năm bầu lại một lần (2 Á +
2 Phi + 2 Âu và 2 Mỹ Châu) + 1 Ủy Viên không thường trực. Ngoài ra, vào ngày 20-9-2005, tại trụ sở của Ủy Ban Nguyên Tử Quốc Tế ở Vienne
(Áo), đại diện Anh, Pháp, Ðức yêu cầu đưa vụ nguyên tử của Iran ra Hội Ðồng Bảo An LHQ nhưng bị Nga và Trung Cộng phủ quyết, vì cho rằng quá sớm để giải quyết, trong lúc LHQ đang có nhiều chương trình khẩn cấp phải thi hành trước.
Trong lúc diễn đàn LHQ đang rối loạn và
không biết giải quyết thế nào, trước tình hình đầy biến động, thì vụ tham nhũng tiền bạc, có dính líu tới viên chức LHQ, qua chương trình đổi dầu Iraq lấy thực phẩm cho nước này, khi Sadam Hussein tấn công Kuwait vào năm 1991 lại nổ. Vì sự việc có dính
líu tới TTK, nên Hoa Kỳ yêu cầu Kofi Annan tiếp tục chức vụ tới cuối nhiệm kỳ vào tháng 12-2006. Hiện Ủy Ban Ðiều Tra của LHQ, do
Paul Volcker, cựu chủ tịch Quỹ Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ phụ trách, cho biết số tiền tham nhũng lên tới hằng trăm triệu mỹ kim, do quản lý yếu kém và trong bản phúc trình, chẳng những qui trách nhiệm cho Kofi Annan, mà cả các nước có liên hệ trong việc mua bán dầu này.
Cuối cùng Tổng Thống Thiên
Tả của nước
Venezuela
,
là Hugo Chavez, sau khi to
tiếng công kích Mỹ, đòi LHQ phải dời trụ sở ra khỏi Hoa Kỳ, về Nam Mỹ nhưng không cho biết là ở đâu và nước nào.
Tương lai của LHQ như thế đó, nên
nhiều người tự hỏi là tổ chức này, liệu có tan hàng như Hội Quốc Liên của 60 năm về trước, khi Hoa Kỳ mất dần địa vị siêu cường số 1 thế giới. Cũng may là Ðức lúc đó đang chới với vì tình
hình chính trị lưỡng đảng, còn Nhật hiện là Ðồng Minh số 1 của Mỹ, qua Thủ Tường Koizumi lại đắc cử, nên phần nào làm cho hai nước Nga và Trung Cộng, chưa dám
công khai quậy phá, như tình trạng của Ðức, Ý và Nhật vào thế chiến 2 (1939-1945)..
2- Việt Cộng mon men muốn ngồi vào ghế HÐBALHQ
Trong kỳ nhóm họp lần thứ 62 của Ðại Hội Ðồng LHQ tại trụ sở ở
New York
,
kéo dài từ 18-9-2007 đến tháng 12-2007. Chương trình nghị sự kỳ này, căn cứ theo Hiến Chương
LHQ (Ðiều 142 và quyết định số 61/402), sẽ có phần bầu năm (05) tân thành viên không thường trực để bổ sung cho 5 nước đã mãn nhiệm kỳ.
Tại Á Châu, hầu hết các quốc gia được tuyển chọn qua cuộc bầu cử để trở thành hội viên không thường trực của HÐBALHQ đều là các nước tự do hay thuộc thành phần thứ ba không Cộng Sản, độc tài như Nhật Bản, Mã Lai Á, Phi Luật Tân, Ðại Hàn,
Nam Dương, Tân Gia Ba, Ấn Ðộ, Hồi Quốc và Tích Lan. Trong khi đó các nước còn lại bao gồm ba nước Ðông Dương (Việt
Nam
,
Lào, Kampuchia), Miến Ðiện, Bắc Hàn, Mông Cổ,
Brunei
..
thuộc loại độc tài, độc đảng, khủng bố.. hành động trái ngược với đường lối chủ trương hòa bình của Hiến Chương LHQ, thì làm sao được tuyển chọn?
Năm nay nghe nói có vài nước Á Châu (?) muốn giới thiệu Cộng Sản VN vào ghế thành viên không thường trực tại Hội Ðồng Bảo An LHQ
với nhiệm kỳ hai (02) năm. Ðiều kỳ lạ là hiện nay cả thế giới đều biết những xáo trộn chính trị đang dồn dập xảy ra trong lãnh thổ VN, từ vụ công an VC bịt miệng Linh Mục Nguyễn Văn Lý ngay trước mặt quan tòa cho tới những vụ công an đàn áp đồng bào biểu tình đòi đảng trả lại nhà đất ruộng vườn của họ bị cán bộ cưỡng bức tiếm đoạt. Tình thế nguy ngập tới mức Chủ Tịch nước Nguyễn Minh Triết phải tuyên bố kiên trì bảo vệ điều bốn (04) Hiến Pháp, xác định vị trí độc tôn của đảng. Riêng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, người sắp sửa bước ra vành móng ngựa trước cử tọa của LHQ để điều trần về cái gọi là 'tự do dân chủ tại VN', đã ra lệnh cấm Tư Nhân không được làm báo.
Ðây không phải là lần đầu tiên các chóp bu trong đảng chịu đấm ăn xôi, muối mặt khi vác mặt ra hải ngoại để làm hề. Bởi vậy chẳng ai lạ khi thấy Nguyễn Minh Triết trong hai chuyến ngao du tại Mỹ (tháng 6-2007) và Úc (tháng 9-2007) đều chuốc lấy sự nhục nhã thất bại. Nhưng điều này cả nước đâu có biết vì tất cả báo chí, gần hết là quốc doanh, nên đâu có người nào dám viết lên sự thật để lãnh phiền phức mất mạng? Bởi vậy nên lãnh đạo cứ thản nhiên đi cứu nước như đi chợ và chuyến nào phái đoàn cũng thật là hùng hậu.
Theo tin tức ghi nhận từ VietLand, thì Dũng sẽ tới
New York
từ 24/9 tới
29-9-2007. Cùng đi chung có Vũ Mảo, Ðinh La Thắng, Huỳnh Thái Nga, Nguyễn Minh Cường, Nguyễn Thế Trung, Nguyễn Thị Kim Thoa, Dương Quốc Thành và Trần kim Chi. Theo đoàn có hơn 150 người tuỳ tùng gồm thương gia nhưng phần lớn là công an, bảo vệ và cán bộ tuyên vận. Tại đây đoàn được nhập bọn thêm Virginia Foote, SteveParker, Robert L.Schiffer, Shiumei
Lin, Dana R.H Doan và Neo Nghĩa Trần.
Ðể chống lại tập đoàn bán nước đang thừa nước đục thả câu tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, bởi vậy gần tháng nay, hầu hết các Cộng Ðồng và Ðoàn Thể Quân Cán Chính của Người Việt Tị Nân Cộng Sản khắp nơi trên thế giới nhất là tại Hoa Kỳ, đều hăm hở đối mặt với Việt Cộng Nguyễn tấn Dũng trước trụ sở LHQ tại New York, để đòi y phải trả lời về tình trạng đảng đang khủng bố và cướp bốc sinh mạng, tài sản cũng như quyền sống của đồng bào tại quê nhà. Ðây mới chính là những lá phiếu quyết định để ngăn chặn không cho CSVN tiếm đoạt hai chữ VIỆT
NAM
, để được ngồi vào chiếc ghế vinh dự tại LHQ tiếp tục khủng bố dân lành và công khai bán nước cho ngoại bang.
Cuối cùng mới đây trên đất Mỹ, Tổng Thống G.W.Bush vào ngày 22-8-2007 tại Kansas City, trước mặt các cựu chiến Mỹ từng tham chiến tại VN, ông đã xác nhận chính cuộc triệt thoái của Mỹ vào nhũng ngày
cuối tháng 4-1975, đã gây nên thảm họa 'cánh đồng chết' tại Kampuchia và hằng triệu cái chết đến với người tù 'cải tạo' và thuyền nhân VN trên biển Ðông. Bao nhiêu đó cũng đủ ý nghĩa làm sáng tỏ sự thật của lịch sử. Tuy nhiên chúng ta cũng đừng quá lạc quan về thái độ 'mưa nắng thất thường' của chính trường Mỹ, mà điển hình nhất là vụ Hoa Kỳ muối mặt bỏ phiếu truất phế Ðài Loan, để Trung Cộng nhảy vào chiếm ghế Ủy Viên Thường Trực Hội Ðồng Bảo An LHQ, đồng thời theo Trung Cộng bỏ phiếu ủng hộ Khờ Mer Ðỏ của Pol Pot được đại diện cho Kampuchia tại LHQ, bất chấp dư luận cả thế giới lúc đó đang nguyền rủa bọn sát nhân diệt chủng.
Nên đừng nghe những gì Cộng Sản hay Hoa
Kỳ nói mà hãy nhìn những gì Họ đã làm,
câu nói thật giản dị nhưng thấm thía tới tận tim phổi của Cố Tổng thống Nguyễn văn Thiệu, tới bây giờ vẫn nhức nhối và trúng phóc như một chân lý không ai có thể phủ nhận được./-
Xóm Cồn
Tháng 9-2007
Mường Giang
=END=
4- Câu Chuyện Ðiện Ảnh
-
Hollywood
7 Ngày Qua
Natalie Nguyen
(VNN)
Diaz, Beyonce, Holmes & Cruz dẫn đầu danh sách những người mặc đẹp!
Cameron Diaz
Cameron Diaz, Beyonce Knowles, Katie
Holmes và Penelope Cruz vừa được tạp chí People phong tặng danh hiệu là những người ăn mặc đẹp nhất, trong khi người đẹp Eva Green bị chê là không biết cách ăn mặc. Ngoài ra còn có Jessica Biel, Drew Barrymore, Jennifer Lopez, Reese
Witherspoon, Gwen Stefani và Ali Larter Reese là những người nằm trong danh sách 10 người đầu tiên, trong khi David Beckham, Johnny Depp, Terrence Howard,
Brad Pitt và George Clooney đứng đầu danh sách nam. Brad Pitt và Angelina Jolie, Gwen Stefani và Gavin
Rossdale, Halle Berry và Gabriel Aubry đứng đầu danh sách các cặp đôi ăn mặc đẹp nhất.
***
"Fight Club" tái hợp
Theo tin của Moviehole.net,
Edward Norton sẽ tái hợp với bạn diễn Fight Club là Brad Pitt trong bộ phim mới State
Of
Play
.
Hai người từng tham gia đóng chung bộ phim bạo lực này vào năm 1999 - và sẽ tiếp tục đóng chung trong loạt phim truyền hình của BBC. Norton sẽ đóng vai một nghị sĩ giáp mặt với cuộc điều tra về cái chết của lãnh đạo - còn Pitt đóng vai nhà báo theo dõi vụ việc này..
***
Ðạo diễn Ang Lee giành thắng lợi rực rỡ tại liên hoan phim
Venice
Ðạo diễn Ang Lee
vừa giành thắng lợi rực rỡ tại liên hoan phim
Venice
- ông lần thứ hai liên
tiếp giành giải thưởng cao nhất. Ông đã từng được trao tặng giải thưởng Sư tử vàng dành cho bộ phim Lust, Caution trong liên hoan năm nay tại Italy,
danh hiệu mà ông được nhận năm 2005 với bộ phim Brokeback Mountain. Ông dâng tặng giải thưởng của mình cho đạo diễn huyền thoại người Thuỵ Ðiển Ingmar Bergman, vừa qua đời trong tháng bảy. Cate Blanchett giành giải thưởng nữ diễn viên chính xuất sắc nhất với vai diễn trong phim dựng lại cuộc đời của Bob Dylan "I'm not there", còn Brad Pitt giành giải thưởng nam diễn viên xuất sắc nhất cho vai diễn trong phim The Assasination Of Jesse James By The Coward Robert Ford, tuy
nhiên cả hai ngôi sao này đều không đến dự lễ và nhận giải. Pitt nói với các phóng viên tại liên hoan phim Toronto, nơi anh đang đến cổ động cho bộ phim của mình: "Tôi cố gắng kiềm chế nhưng đây là một niềm vui to
lớn. Ðiều tuyệt vời nhất là khi bạn bè đều vui mừng chia vui với tôi, đó chính là vinh dự lớn nhất của tôi". Các diễn viên khác cũng giành
giải thưởng là Brian De Palma giành giải thưởng đạo diễn cho bộ phim nói về cuộc chiến tranh Iraq Redacted. Ðạo diễn Anh Ken Loach giành giải khung hình đẹp nhất với bộ phim It's a Free World, còn đạo diễn Italy
Bernado Bertolucci giành giải đặc biệt đối với những cống hiến cho nghệ thuật thứ bảy, trong đó có hai phim Last Tango In Paris và The Last Emperor.
***
Hudson
tham gia vào danh
sách các diễn viên đóng phim "Sex and the City"
Jennifer Hudson sẽ tham gia
vào bộ phim "Sex and the City" với vai diễn là trợ lý của Carrie
Bradshaw.
Ngôi sao "Dreamgirls" đang trong
giai đoạn thảo luận cuối cùng và sẽ tiếp bước Sarah Jessica Parker, Kim Cattrall, Kristin Davis và Cynthia
Nixon tham gia vào bộ phim hài kịch giới tính này.
Dự kiến bộ phim sẽ bắt đầu khởi quay trong tuần tới.
***
Jones & Cotillard tham gia đóng phim Nine
Catherine Zeta-Jones và nữ diễn viên
Pháp Marion Cotillard vừa được đạo diễn Chicago Rob Marshall giao hai vai diễn trong bộ phim ca
nhạc mới nhất có tựa là Nine. Hai diễn viên châu Âu này nằm trong số rất nhiều diễn viên nổi tiếng mong
muốn được tham gia diễn xuất cho bộ phim này, và giờ đây đạo diễn Marshall đã xác nhận rằng Zeta - Jones và Cotillard sẽ nối gót Penelope Cruz
và Javier Bardem. Nữ hoàng điện ảnh Italy Sophia Loren cũng sẽ xuất hiện trong bộ phim được thực hiện bởi đạo diễn
Marshall
.
Bộ phim Nine xoay quanh câu chuyện về nhà sản xuất phim
Guido Contini, hồi tưởng lại quãng thời gian khi ông bị rối loạn tinh thần. Vở nhạc kịch gốc đã từng đoạt giải thưởng âm nhạc Tony Award vào năm 2003 với sự tham gia của Antonio Banderas, Chita Rivera và Jane Krakowski.
***
Nhiều ngôi sao chỉ trích chương trình "tái xuất giang hồ" của Britney
Britney Spears đang rất vất vả sau khi
hai ngôi sao nhạc Rap Akon và Common chê bai buổi trình diễn trở lại của cô
trong lễ trao giải thưởng âm nhạc MTV tại
Las Vegas
hôm chủ nhật vừa qua.
Cô ca sĩ này xuất hiện sau bốn năm vắng bóng
trong bộ trang phục lót màu đen pha bạc, mang giày ống cao và trình diễn ca khúc "Gimme more". Tuy nhiên những lời phê
bình đánh giá là cô ta hoàn toàn không có gì thu hút và không đủ khả năng.
Nhiều người bạn nổi tiếng của cô cũng có vẻ đồng ý với điều này.
Sau sự kiện, Akon nhận xét:
"Lẽ ra mọi việc phải tốt hơn. Cô ta cần phải tập trung hơn. Cô ta có vẻ hồi hộp và tôi nghĩ rằng cô ta phải chịu nhiều sức ép". Còn Common thì nói thêm: "Tôi cho rằng cô ta
không muốn xuất hiện ở đây nhưng bị bắt buộc. Không có gì đáng chú ý cả".
Thậm chí còn có nhiều tin xấu khác như việc Britney
phải chịu đựng những lời bóng gió của người dẫn chương trình Sarah Silverman ngay trong buổi lễ.
Silverman nhận xét: "Thật không
tin được? Britney Spears. Thật lạ lùng. Cô ta đã 25 tuổi nhưng đã hoàn
thành
mọi việc cô ta cần phải hoàn thành trong cả đời".
Tin khác....
Britney khóc trong buổi trình
diễn VMA
Ngôi sao nhạc Pop Britney Spears
không thể kiềm chế được mình sau khi bị chê trách thậm tệ ngay trong buổi xuất hiện trở lại của mình trong lễ trao giải MTV. Spears trình bày ca khúc mới của mình
"Gimme more". Nhưng buổi trình diễn của cô bị chê bai thẳng thừng và điều này đã làm cho cô cảm thấy rất buồn. Tin hậu trường cho biết: "Cô ấy có thể xem buổi trình diễn của mình ở ngay trong hội trường. Cô bỏ chạy ra ngoài và than khóc: trời ơi, tôi chẳng khác
gì một con heo mập!".
***
Wilson
lên kế hoạch du lịch
Ngôi sao điện ảnh Owen
Wilson đang tìm cách phủ nhận tin đồn về việc anh dùng ma tuý bằng cách lên kế hoạch du lịch với nhà tài
trợ. Diễn viên của bộ phim The Wedding Crashers này vào tháng trước từng tự tử không thành và giờ quyết định thay vì vào trại cai nghiện thì sẽ thử rời khỏi Los Angeles để dành thời gian sống riêng tư. Theo tạp chí In Touch,
Wilson
thuê một cố vấn cai
nghiện với giá 750 USD một ngày và dự định sẽ ra khỏi thành phố. Một người trong cuộc nói: "Cố vấn cai nghiện sẽ đi cùng với anh ấy". Người ta tìm thấy Wilson bất tỉnh tại nhà riêng ở Santa Monica, California hôm 26 tháng tám và được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện trong vùng, sau đó được chuyển đến bệnh viện Cedars-Sinai và được giữ lại theo dõi ở đây trong một tuần.
***
Longoria đặt sự nghiệp lên trên việc con cái
Nữ diễn viên Eva Longoria vừa tuyên bố mình sẽ hết mình
cho sự nghiệp và tạm ngưng việc làm mẹ, vì cô không muốn rời khỏi "desperate housewives".
Cô vừa thành hôn với vận động viên bóng rổ Pháp 32 tuổi Tony Parker hồi đầu năm và không giấu diếm ý định sẽ chăm lo cho gia đình, nhưng cô quyết định sẽ ưu tiên cho công việc và tập trung tham gia chương trình truyền hình đã đưa
cô trở thành ngôi sao.
Cô nói: "Tony muốn có con
và tôi cũng vậy, nhưng tôi đang làm việc với một chương trình rất thành công, đây là bước ngoặt lớn trong sự nghiệp của tôi và tôi phải tôn trọng điều này. Ðây là loạt phim thứ tư, chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục trong vài năm nữa, do vậy việc có con phải được cân nhắc thật kỹ càng. Chúng tôi sẽ dành thêm thời gian suy nghĩ".
***
Stewart dẫn chương trình lễ trao giải Oscars
Danh hài truyền hình
Jon Stewart sẽ xuất hiện trên sân khẩu để dẫn chương trình lễ trao giải Oscar lần thứ 80. Người dẫn chương trình truyền hình The Daily Show đã từng đảm nhận vai trò này trong lễ trao giải lần thứ 78. Theo
nhà sản xuất truyền hình Gilbert Cates: "Jon là một người dẫn chương trình tuyệt vời trong lễ trao giải lần thứ 78. Anh ấy thật nhanh nhẹn, khéo léo và khôi hài và xứng đáng được chọn dẫn chương trình lần thứ hai". Stewart cũng từng dẫn chương
trình lễ trao giải thưởng Grammy 2001, 2002 và sắp sửa tham gia vào điện ảnh với một vai diễn trong bộ phim The Simpsons. Lễ trao giải lần thứ 80 sẽ diễn ra tại nhà hát
Kodak ở
Hollywood
vào ngày 24 tháng hai tới.
***
Demi Moore vừa phải chống lại tuổi tác, vừa đối đầu với sự nghiệp lụn bại
Tuy người chồng 29 tuổi Ashton
Kutcher của cô không quan tâm đến tuổi tác của Demi
Moore, nhưng
Hollywood
thì khác. Kể từ khi xuất hiện trở lại trên
màn bạc năm 2003 trong phim "Charlie's Angels: Full Throttle",
Demi chỉ nhận được vài vai diễn và rõ ràng sự nghiệp của cô đang tuộc dốc.
Cô thổ lộ với tạp chí
Red: "Tuổi tác trở thành thử thách đối với tôi. Giờ đây tôi cảm thấy họ không biết sẽ làm gì với tôi, vì tôi không còn trong độ tuổi 20 hay
30. Không có nhiều vai diễn hay cho những người trên 40 tuổi ngoài việc đóng vai là mẹ hay vợ".
Sự thất vọng của Demi được thể hiện rất rõ ràng trước công chúng: "Nếu người ta nói với chúng tôi rằng không còn giá trị khi chúng tôi 30 tuổi, rõ
ràng đây là vấn đề. Chúng tôi còn muốn cống hiến nhiều, nhưng phải thừa nhận rằng chúng tôi không còn được giao việc."
Nhưng theo Daly Mail, Demi không chỉ nói
suông. Cô cũng dành ra gần nửa triệu USD để chỉnh trang lại cơ thể để níu kéo tuổi trẻ.
Cũng theo Daily Mail, cô đã nâng ngực, bơm
collagen, liposuction và xoá vết nhăn da đầu gối.
***
Người đẹp 007 bị bảo mẫu cũ tố cáo
Các đại diện công
chúng của người đẹp 007 Dennis Richards phản ứng rất nhanh
nhằm dập tắt tin không hay do một tờ tạp chí xì
ra về việc bảo mẫu cũ của cô cho rằng cô là người sống hai mặt. Trong bài báo, bà bảo mẫu nói nữ diễn viên đã ly dị với Charlie
Sheen
tối ngủ với 14 con chó, uống cà phê một cách thô tục và thường xuyên thay đổi tính tình. Phát ngôn viên của Richard Jill Fritzo lập tức lên tiếng bảo vệ thân chủ, nhấn mạnh rằng "
tất cả đều sai sự thật". Bà bảo mẫu còn nói Richard "thay đổi xoành xoạch", nói cô là
"dễ cáu giận và không tập trung". Bà ta nói với tạp chí the Star:
"sáng sớm cô ta rất dễ chịu và thân thiện nhưng đến một giờ trưa cô ta trở nên khó chịu. Cô ta thay đổi kế hoạch chỉ trong vài phút. Cô ta vừa nói với tôi cho
con gái Lola đi ngủ thì lập tức thay đổi ý định. Cô ta nói sẽ tự mình đón con, sau đó lại nói mình phải đi vì đã có hẹn. Lời tố cáo này xuất hiện đúng vào thời điểm bất lợi của Richards, khi cô đang giành quyền nuôi
con với chồng cũ. Sheen buộc tội cô là dò thám anh ta bằng cách cho trợ lý của cô ta
làm bảo mẫu và nhấn mạnh rằng thường đi với con mình khi Sheen và người bạn mới của anh là
Brooke Mueller chơi với con anh. Diễn viên bộ phim Platoon này hy vọng sẽ giành được nhiều điều kiện thuận lợi như cho phép anh thuê bảo mẫu riêng cho con.
***
Shakira đi học ở UCLA
Shakira có thể giành được điểm cao nếu học nhạc và lắc mông, nhưng cô lại đi học lịch sử phương
tây. Từ tháng trước, ca sĩ nhạc Pop người Colombia đã bắt đầu tham gia lớp học ở đại học California, Los Angeles, lớp học có chủ đề "Giới thiệu với các công dân phương Tây về văn minh cổ đại từ thời tiền sử đến giai đoạn Circa A.D. 843"
Quản lý của Shakira Fifi
Kurzman nói với AP rằng cô ấy đi học sau khi vừa chấm dứt chuyến lưu diễn mùa hè của mình. Ông cũng cho biết cô đã tự học lịch sử và ngôn ngữ của các quốc gia mà cô đã đi qua.
Cô ca sĩ nổi tiếng từ năm ngoái với ca khúc
"Hips Don't Lie" và nhiều ca khúc khác, từng phát
hành album đầu tiên khi mới 14 tuổi và sau đó dành thời gian để hoàn tất trung học.
Cô quyết định mùa hè này tạm ngưng ca hát, bắt đầu từ sau chuyến lưu diễn "Oral Fixation", để tập trung
vào các mục tiêu xã hội. Khoá học bắt đầu từ ngày 6
tháng 8 và kết thúc vào ngày thứ năm, theo giảng viên phụ trách lớp Robert Cleve, Shakira có vắng mặt vài buổi. Thầy cũng nói
mình không hề biết cô ta là một ca sĩ nổi tiếng và rất ngạc nhiên khi biết điều này.
Cleve nói: "Cô ấy nói
mình đến từ
Colombia
và muốn học chỉ vì muốn khám
phá kiến thức. Cô ta hoàn toàn giống như mọi sinh
viên khác. Cô cũng không tỏ ra nổi trội... cô ta không hề tỏ vẻ mình là người nổi tiếng".
Shakira ngồi ở hàng thứ ba trong
giảng đường và thường xuyên đến hỏi bài thầy sau khi hết giờ học.
Cleve nói thêm: "Tôi thật sự ấn tượng vì trí thông minh của cô ta".
***
Ác mộng của Witherspoon
Diễn viên từng đoạt giải thưởng Oscar Reese Witherspoon luôn gặp ác mộng chết đuối kể từ khi nhìn
thấy mẹ cô cứu trẻ em từ một vũng nước. Nữ diễn viên của phim Rendition thừa nhận mình sợ nước, thường giật mình hoảng sợ sau những cơn ác mộng thấy mình bị chết đuối. Cô nói với tạp chí Elle: "Tôi luôn mơ thấy mình bị chết đuối, không
ai cứu, mọi người thản nhiên nhìn tôi chìm. Ðiều này không hề vui vẻ gì. Tôi
nhớ có ba lần mẹ tôi đã nhảy xuống hồ bơi để cứu một em bé bị chìm. Nhìn bọn trẻ chơi cạnh hồ bơi, tôi luôn gặp ác mộng".
***
Paris
Hilton chỉ trích một nhân vật hoạt hình
Cô gái thượng lưu Paris
Hilton vừa lên tiếng chỉ trích một công ty sản xuất bài đã sử dụng hình ảnh của cô để thiết kế một nhân vật, cô nhấn mạnh rằng hình ảnh này hoàn toàn sai.
Người thừa kế tập đoàn khách
sạn đang chuẩn bị kiện Hallmark Cards ở Los Angeles, buộc tội họ là xâm phạm đời tư và bôi nhọ hình ảnh cá nhân, sau khi họ tung ra một bộ bài có
hình khuôn mặt cô với thân hình của một người hầu bàn đang phục vụ thức ăn.
Hilton nói mình cảm thấy mệt mỏi vì bị chế nhạo công
khai và tin rằng mình là "người tốt".
Cô nói: "Bạn nên biết rằng điều này làm
tôi buồn vì tôi không phải như mọi người vẫn thường nói, nhân vật biếm hoạ này hoàn toàn sai. Ðiều này làm tôi rất giận vì tôi
là một người tốt nhưng lại bị đối xử như vậy".
***
Taylor
:
"Tôi đang yêu"
Nữ hoàng điện ảnh
Elizabeth Taylor lại tìm thấy tình yêu mới với người giới thiệu bà đi đến Hawaii. Nữ diễn viên kỳ cựu 75 tuổi này đã làm chấm dứt mọi suy diễn về mối quan hệ giữa bà với nhà doanh nghiệp Mỹ gốc Phi Jason Winters, bà thừa nhận mình đang yêu
ông ta.
Taylor
từng kết hôn tám
lần, bà nói với nhà báo New York Liz Smith: "Jason Winters là một trong
những người đàn ông tuyệt vời nhất mà tôi từng gặp, đó là lý do tại sao tôi yêu ông ấy. Ông đã mua cho chúng tôi một căn nhà ở
Hawaii
và chúng tôi rất thường xuyên đến đó".
Taylor
năm ngoái từng dám bơi bên cạnh cá mập, nói với Smith rằng bà dự định tuần sau sẽ đến sống ở căn hộ
Hawaii
cùng với Winters. Nhà doanh nghiệp này gặp
Taylor
khi đến cổ động cho buổi trình diễn trang sức của bà, ông cũng sẽ đi cùng với bà đến dự hội nghị AIDS tại
Los Angeles
vào ngày 27 tháng 9 tới.
=END=
5- Thể Thao Tuần Qua
- Vui Buồn Thể Thao Khắp Nơi
Nam
Thanh
(VNN)
Trọng tài tại giải (bóng rỗ) NBA có tham gia cá độ?
Tại New York, cơ quan điều tra FBI đang tiến hành điều tra việc trọng tài kỳ cựu của giải NBA Tim Donaghy có liên quan đến việc cá độ những trận đấu bóng rổ trong 2 mùa giải vừa qua; trong đó, bao gồm cả những trận mà ông này tham gia điều khiển.
Luật sư biện hộ John
Lauro cho rằng Donaghy đang đứng trước nguy cơ bị "sờ gáy", nhưng vẫn từ chối đưa ra bất cứ một thông tin nào.
Theo yêu cầu của cơ quan điều tra,
các nhà chức trách đang nhanh chóng xác minh nguồn gốc những cú điện thoại đến các nhà cái để đặt cược trong những trận đấu mà Donaghy trực tiếp tham gia.
Cơ quan điều tra vẫn không
công khai khi phát biểu trước hãng tin AP về việc trọng tài Donaghy đang bị điều tra và việc giao nộp danh sách những cái tên có biểu hiện nghi vấn vào tuần tới. Cũng theo một nguồn tin chính thức, công việc xác minh sẽ được thực hiện ngay sau đó.
Theo cơ quan điều tra, việc dính
líu đến cá độ với số tiền hàng chục ngàn Mỹ kim trong suốt các trận đấu của mùa giải 2005/ 2006 và 2006/ 2007 là có thực.
Theo số liệu mà Elias Sports
Bureau cung cấp, Donaghy đã điều khiển 68 trận tại mùa giải 05/06 và 63 trận tại mùa giải 06/07. Ngoài ra, còn có 20 trận đấu
play-off, bao gồm 5 trận tại mùa giải trước.
"Như đã phát biểu trước báo chí, chúng tôi sẵn sàng hợp tác với FBI trong toàn bộ quá
trình điều tra về việc trọng tài Donaghy cá độ những trận đấu thuộc giải NBA mà ông ấy điều khiển", Ủy viên David Stern công khai nhận trách nhiệm.
Và theo yêu cầu của cơ quan điều tra,
Stern đã chuyển tất cả hồ sơ của trọng tài Donaghy cho FBI.
"Chúng tôi cần phải làm triệt để vụ việc này. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của giải NBA trên toàn thế giới, đến lòng tin cũng như sự yêu mến của các khán giả. Tôi xin đại diện cho Hiệp hội bóng rổ nhà nghề Mỹ tuyên bố sẽ làm đến cùng để tìm ra sự thật", Stern nói thêm.
Theo những chứng cứ ban đầu của FBI, Donaghy đã chủ động gọi điện đến các nhà cái trong và ngoài nước Mỹ để đặt cược. Những nhà cung cấp dịch vụ thông tin đã chính thức xác nhận nguồn tin này.
Trọng tài Donaghy được nhiều nguồn thông tin xác nhận là rất ham mê những trò đỏ đen. Ngoài ra, ông này còn đang gặp một số rắc rối về vấn đề tài chính.
Tất cả những báo
cáo đầu tiên về công cuộc điều tra đã được đăng tải trên tờ New York Post tại nước Mỹ.
"Tôi đã sốc, sốc khủng khiếp",
Gary Benson tâm sự. Ông từng là một chuyên viên có 17 năm làm việc cho NBA mới nghỉ hưu được 2 năm bởi lý do sức khỏe. "Tôi từng làm việc với Donaghy. Ông ấy là người có tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Thật khó tin là ông ấy đã làm những chuyện như vậy".
Tuy nhiên, Benson còn nói, có thể do ông
chưa có điều kiện để làm việc chung với Donaghy nhiều nên không thể hiểu rõ mọi chuyện.
Tay đua huyền thoại Colin McRae tử nạn
Ngày Chủ Nhật 16 tháng 9 là một ngày buồn thảm đối với người dân Scotland và cũng là mất mát lớn trong
làng đua xe đường trường khi Colin McRae, 39 tuổi cùng cậu con
trai 5 tuổi đã tử nạn trong vụ tại nạn máy bay trực thăng cách nhà chưa đến 2 km.
Ðến nay McRae đã tham dự 146 giải WRC, thắng 25 lần đạt 626 điểm. Giải đua cuối cùng của anh là tại Thổ Nhĩ Kỳ năm 2006 vừa qua. Ðội xe Subaru nhờ McRae đã vinh danh 3 lấn trong thập kỷ 90. Từ năm 2004 đến nay McRae đã nỗ lực phát triển một dòng xe mới cho riêng mình mang tên McRae R4 - chiếc xe mà đáng nhẽ anh sẽ đua trong
những ngày sắp tới.
Với dân nghiền
PlayStation, thương hiệu Colin McRae đã rất quen thuộc với trò Colin McRae Rally.
Lịch truyền hình Giải World Cup Nữ 2007 tại Trung Quốc..
Sau đây là lịch trình
các trận kế tiếp của Giải Bóng Tròn Nữ Thế Giới 2007 đang diễn ra tại Trung Quốc, với sự tham dự của 16 đội tuyển nữ, và được hai đài ESPN và ESPN2 truyền hình trực tiếp. Tất cả giờ ghi dưới đây đều là giờ California:
Thứ Tư 12 Tháng Chín
Ghana-Úc, ESPN2, 1:55 sáng.
New Zealand-Brazil, ESPN, 1:55 sáng.
Trung Quốc-Ðan Mạch,
ESPN2, 4:55 sáng.
Na Uy-Canada, ESPN, 4:55 sáng.
Thứ Sáu 14 Tháng Chín
Argentina-Nhật Bản, ESPN2, 1:55 sáng.
Hoa Kỳ-Thụy Ðiển, ESPN, 1:55 sáng.
Anh-Ðức, ESPN,
4:55 sáng.
Bắc
Hàn-Nigeria, ESPN2, 4:55 sáng.
Thứ Bảy 15 Tháng Chín
Canada-Ghana, ESPN, 1:55 sáng.
Ðan Mạch-New Zealand, ESPN2, 1:55 sáng.
Úc-Na Uy, ESPN2, 4:55 sáng.
Brazil-Trung Quốc, ESPN,
4:55 sáng.
Thứ Hai 17 Tháng Chín
Ðức-Nhật Bản, ESPN,
4:55 sáng.
Anh-Argentina, ESPN2, 4:55 sáng.
Các trận kế tiếp sẽ diễn ra
trong các ngày 18, 19, 22, 23, 26, 27 Tháng Chín, cũng đều được hai đài ESPN, ESPN2 truyền hình.
Giải Bóng Tròn Nữ Thế Giới 2007 sẽ còn kéo
dài cho đến ngày 30 Tháng Chín, với trận tranh hạng ba và
vô địch cùng tranh trong ngày này, và được đài ESPN2
trực tiếp truyền hình vào lúc 1 giờ 55 sáng và 4 giờ 55 sáng,
giờ California.
Nga giành Fed Cup
Thắng Italia 4-0, các cô gái Nga lần thứ 3 đăng
quang Fed Cup. Hai lần trước là vào các năm 2004 và 2005.
Cuối tuần qua, tại Moscow,
Svetlana Kuznetsova đã giành thắng lợi trước Francesca Schiavone với các tỷ số 4-6, 7-6
(7), 7-5 để đưa đội Nga dẫn trước 3-0.
Trước đó, Anna
Chakvetadze và Svetlana Kuznetsova đã hạ các tay vợt đến từ Italia là Francesca Schianvone và Mara Santangelo.
Trong ván đấu thứ 4 diễn ra hôm
16 tháng 9, Elena Vesnina đã vượt qua Mara Santangelo 6-2 và 6-4 để giành thắng lợi chung
cuộc 4-0 (trận đấu đôi không cần phải diễn ra)
* Từ trái qua phải:
Vesnina, Chakvetadze, Tarpischev, Petrova và Kuznetsova
=END=
6- Ðời Sống Quanh Ta
- Nước Tăng Lực
Nguyễn Thượng Chánh
Những năm gần đây, một loại nước giải khát khá đặc biệt được thấy xuất hiện khắp nơi trên thế giới. Ðó là nước tăng lực (Energy drinks) rất được giới trẻ ưa chuộng.
Theo như quảng cáo thì uống nước nầy vào, sẽ giúp cho chúng ta vừa giải khát, vừa ổn định tinh thần, dễ tập trung tư tưởng, tăng thành tích và cũng giúp cho các hoạt động biến dưỡng được hữu hiệu hơn... Mùa thi cử, lợi dụng tính kích thích của nước tăng lực, sinh viên học sinh thường sử dụng các loại sản phẩm này như một cứu tinh để giúp họ học mau nhớ, mau thuộc bài.
Nước tăng lực rất phổ biến trong các phòng trà, các hộp đêm và các party của giới trẻ. Các cô các cậu dùng nó như một thứ nước giải khát uống cho khỏe và họ cũng thường pha với rượu để cho nó phê hơn và giúp họ có sức chịu đựng mà nhảy nhót quay
cuồng suốt đêm suốt sáng.
Loại sản phẩm mới này không ngừng bành trướng thêm lên mãi và trong năm 2006 vừa qua, thương vụ của nước tăng lực trên thế giới được ước tính ở vào khoảng lối 4 tỉ dollars.
Nước tăng lực có khác với nước dành cho thể thao không?
Câu trả lời là có khác.
Nước dành cho lực sĩ và thể thao gia, thí dụ như Gatorade, Powerade có chứa một hàm lượng rõ rệt về đường glucide và chất điện giải. Hai chất nầy giúp cơ thể tái nạp lại mau chóng số lượng nước đã mất sau một cuộc tranh tài mệt nhọc.
Ngược lại, nước tăng lực không thích hợp để cơ thể tái nạp được nước một cách tối hảo và nhanh chóng.
Có cả một rừng nước tăng lực
Chỉ riêng ở Canada cũng có hằng trăm hiệu.
Sau đây là một số nước tăng lực tiêu biểu:
Red Bull Energy Drink, Impulse Energy Drink, Dark Dog, Shark Energy Drink,
Hype Energy Drink, Amo Energy Rush, Sobe Energy Rush, Red Rain, Red Dragon
Energy Drink, Y J Stinger, Adrenaline rush, Full Throll, Monster Energy Drink,
Tab energy low calorie drink, Enviga...
Riêng loại nước tăng lực nổi tiếng Red Bull, phải chờ đến 2005 mới được Cơ quan Health Canada cho phép bán
dưới danh nghĩa là thuốc thiên nhiên (Produit de Santé
Naturel-PSN). Liều lượng được giới y tế khuyến cáo là 500ml hay 2 lon/1ngày.
Tại Canada, một sản phẩm muốn được xem là một loại thuốc thiên nhiên thì nó phải tuân theo một số điều kiện chẳng hạn như phải chứng minh tính cách trong lành của sản phẩm, nêu rõ trên nhãn cách dùng
cùng những điều cấm kỵ nếu có.
Nước tăng lực có chứa những chất gì?
Phần lớn chúng đều có chứa những chất sau đây:
- Glucose: chất đường để tạo calorie và làm cho khỏe.
- Caféine: hiện diện một cách tự nhiên trong một số sản phẩm như trong hạt cà phê, trà, noix de cola, yerba maté, guarana, cacao, noix de kola. Caféine giúp làm cho tỉnh ngủ, giảm mỏi mệt trong thời gian ngắn hạn. Ngoài ra caféine còn giúp giảm cảm giác đói bụng. Caféine gây lợi tiểu. Lạm dụng caféine cơ thể sẽ bị mất nước và mất các chất calcium, potassium và magnésium
qua nước tiểu. Mỗi lon nước tăng lực có thể chứa từ 23 đến 240mg caféine.
- Acide pantothénique (vitamine B5): giúp vào việc biến dưỡng chất glucide và chất lipide. Tác dụng trên hệ thần kinh và trên tuyến nang thượng thận, bởi vậy người ta còn gọi acide pantothénique là vitamine antistress.
- Glucoronolactone: một loại glucose có tính giải độc. Mỗi lon nước có chứa từ 10 đến 1200mg chất này.
- Guarana: một loại thực vật Nam Mỹ. Hoạt chất là
caféine. Guarana chứa một lượng caféine 2-3 lần nhiều hơn caféine trong hạt cà phê.
- Ginkgo biloba (bạch quả): chiết xuất từ lá bạch quả giúp làm
chậm lại sự xuất hiện các trường hợp lú lẩn Alzheimer, điên loạn (démence) ở người già cả. Có ích trong việc cải thiện chức năng cảm nhận ngoại cảnh (performance cognitive).
- Ginseng (sâm): giúp tập trung tư tưởng và các hoạt động cần đến thể lực, bồi bổ cơ thể ở những người đang bị mỏi mệt và suy yếu.
- Inositol: tương
tợ như những vitamines nhóm B. Giúp hệ thần kinh hoạt động tốt.
- Taurine: một amino acid giúp vào
việc ổn định màng tế bào não bộ và cũng giúp vào hoạt động co thắt của tim... Nó cũng là một neurotransmittor giúp chuyển vận mệnh lệnh thần kinh.
Có tính kháng oxyt hóa (antioxydant).
Taurine có thể tìm thấy ở súc vật, ở người và ở một số thực vật.
Taurine là một thành phần của mật, sau một hoạt động thể lực tối đa và mệt nhọc, cơ thể không thể tiết đủ số lượng Taurine cần thiết.
Tác dụng về lâu về dài của Taurine
trên sức khỏe con người chưa được biết rõ. Bởi lý do này, nhiều quốc gia cấm việc sử dụng Taurin trong dinh dưỡng.
Mỗi lon nước tạo sinh lực có vào khoảng từ 150 đến 2000mg Taurine. Taurine sử dụng trong nước tăng lực Red Bull có nguồn gốc tổng hợp hóa học chớ không phải từ bò mộng như lời đồn đại.
- Riboflavine (vitamine B12),
Niacine (B3), Pyridoxine (B6) và Cobolamine (B12):
Các vitamines nhóm B complexe rất cần thiết để tạo năng lực từ thực phẩm, yểm trợ hệ thần kinh trung ương và giúp tim mạch hoạt động tốt.
Có chứa bao nhiêu caféine?
- Cà phê filtre tách 237ml: 179mg caféine
- Cà phê tan liền: 76-106mg caféine
- Trà xanh: 30mg caféine
- Trà thường: 43mg caféine
- Coca thường 355ml: 36-48mg caféine
**Nước tăng lực
- Base 250ml: 23mg caféine
- Red Bull 250ml: 80mg caféine
- Energie 250mg: 86mg caféine
- Guru 250ml: 126mg caféine
- Full Throlle 473ml: 141mg caféine (của Cty
Coca Cola)
- Rock Star Juice 473ml: 240mg caféine
Red Bull (bò mộng húc nhau): một ngôi sao trong rừng nước tăng lực
Có thể nói Red Bull là hiệu nước tăng lực nổi tiếng nhất hiện nay. Quảng cáo quá hay, quá tinh vi với hình ảnh tiếp thị hai con
bò mộng đầy sinh lực húc nhau chết bỏ... Qua hình ảnh nầy người tiêu thụ gắn liền ý niệm sinh lực, sức khỏe và gợi trong trí họ một cuộc sống sinh động lúc nào cũng vươn lên cao thêm mãi "Red Bull gives you wings".
Công ty sản xuất chính đặt tại làng Fuschl am See của nước Áo cách
thành phố Salzbourg 20km. Chủ nhân của Red
Bull là nhà doanh nghiệp Dietrich Mateschitz...
Vào những năm 80,
nhân trong các chuyến du lịch Á châu mà đặt biệt là Thái Lan, ông ta nhận thấy các doanh nhân Á châu sau các buổi hợp căng thẳng và mệt nhọc thường hay uống một loại nước đựng trong các chai nho nhỏ được thấy bán đầy rẫy trong các chợ và trong các pharmacies bên đó. Họ nói loại thức uống nầy rất bổ, giúp giảm mệt và phục hồi sinh lực một cách
mau chóng. Ðây là thức uống rất phổ thông và rất bình dân được tìm thấy trong bất cứ quốc gia nào ở Á châu.
Tại Thái Lan, Krating Daeng (hay bò
mộng đỏ) là một trong nhiều loại nước tăng lực phổ biến nhất.
Là một nhà kinh doanh rất nhạy bén,
Dietrich Mateschitz bèn chụp lấy thời cơ, chôm ngay ý kiến quá mới mẻ và quá thực tiển nầy. Trở về Áo, ông ta cho sáng lập ra ngay nhà máy sản xuất Red
Bull...
Trước khi sản phẩm có mặt trên thị trường, để gây ấn tượng tối đa nơi người tiêu thụ, những chiến dịch quảng cáo rất khoa học và rất tinh vi được tung ra rầm rộ khắp cả thế giới. Ngày nay Red Bull có mặt trên 130 quốc gia với thương
vụ vào khoảng 1,6 euros/na(m.
Red Bull có màu vàng lợt, mùi
trái cây pha lẫn mùi chanh, hơi chua chua, hơi ngọt ngọt và cũng hơi đăng đắng mùi café. Uống lạnh cũng khá ngon tuy giá hơi đắt một tí. Tại Canada,
giá bán lẻ mỗi lon Red Bull 250ml là 3$...
Chưa vừa lòng với tài sản kếch sù do
red Bull đem lại, Dietrich Mateschitz lại còn là chủ nhân ông
của hai lò xe đua Formule 1 và một lò Nascar. Ngoài ra, ông ta còn sở hữu hai
clubs Football là Red Bull Salzburg, Red Bull New York và một đội Hockey có tên là Red Bull Salzburg EC...
Phải chăng thể thao cũng là một hình thức quảng cáo
cho Red Bull?
Ðúng là...vươn cánh bay lên!
Có bảo đảm cho sức khỏe hay
không?
Năm 2000, các giới y tế quốc tế mới bắt đầu quan tâm đến tính trong lành và an toàn của tất cả các loại nước tăng lực bán trên thị trường sau vụ một cầu thủ basketball trẻ tuổi người Irlandais chết ngay trên sân thi đấu vì đã ực một hơi đâu ba bốn lon Red
Bull trước trận đấu. Các bác sĩ cho biết nạn nhân chết vì hội chứng rối loạn nhịp tim (Sudden arrhythmia death syndrome) và họ nghi do
tác dụng của hai chất Taurine và Caféine chứa trong lon Red Bull
gây ra.
Giới y tế thế giới bắt đầu nghĩ đến mối liên hệ tiêu cực có thể có được giữa nước tăng lực và sức khỏe.
Nhiều nước như Norway,
Pháp và Ðan Mạch đã cấm bán Red Bull... Hoa kỳ và Canada bắt buộc phải có ghi
chú những cảnh báo trên các lon nước tăng lực.
Tại Canada, người ta thấy trên lon Red Bull có những câu đại khái như..."Có chứa nhiều caféine, trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng"... hay
là..."Uống tối đa 500ml tức là 2 lon trong một ngày", v.v...
Ðầu năm 2007, Tổ chức Center
for Science in the Public Interest Hoa kỳ làm áp lực với cơ quan kiểm soát thực phẩm và dược phẩm FDA để họ xiết chặt thêm quy định về các loại thức uống tạo sinh lực, chẳng hạn như bắt buộc nhà sản xuất phải nêu rõ số lượng caféine trên nhãn hiệu.
Nên biết rằng một sự phối hợp giữa caféine
với các chất như guarana, yerba hoặc với noix de kola sẽ làm tăng tính chất kích thích của sản phẩm lên gấp bội. Và cũng nên biết là 3 loại thực vật nầy đều có chứa caféine.
Rượu và nước tăng lực không thể đi đôi với nhau
Pha rượu mạnh vào
các loại nước tăng lực là thói quen rất thường thấy trong các buổi liên quan, trong các bar và trong các party của giới trẻ. Ðây là điều rất nguy hiểm vì người uống sẽ có cảm giác không bị say nhưng thật sự ra thì nồng độ alcool trong cơ thể đã vượt xa mức an toàn.
Các phản ứng thường thấy khi uống quá nhiều nước tăng lực:
- xáo trộn các chất điện giải.
- nôn mửa.
- nhịp tim đập không đều.
Không nên lạm dụng nước tăng lực!
Quả thật nước tăng lực giúp ta khỏe khoắn, tỉnh táo, dễ tập trung tư tưởng và cũng giúp ta giảm bớt cảm giác xỉn vì rượu. Tuy nhiên nó có thể làm xáo trộn nhịp tim.
Những điều hiểu biết về chất Taurine
còn rất mù mờ, đó là chưa kể đến tác dụng xấu có thể có khi 3 chất Caféine, Taurine và Glucoronolactone được phối hợp chung lại với nhau!
Kết luận
*-Không bao giờ pha nước tăng lực với rượu mạnh như Volka, Whiskey hoặc uống chung với beer. Caféine là một chất lợi tiểu, làm
cho cơ thể bị mất nước và mất chất điện giải. Phối hợp chất kích thích caféine với chất làm suy
nhược tinh thần là rượu có thể dẫn đến sự xáo trộn nhịp tim.
*-Không nên dùng nước tăng lực liền trước hay liền sau một cuộc tranh tài gây go về thể lực. Nước tăng lực không giúp tái nạp nước trong cơ thể và còn làm cho tim bị mệt hơn.
*- Không nên dùng nước tăng lực nhằm mục đích để giải khát. Ðể tránh tình trạng bị mất nước vì caféine, nên uống thêm nước.
*-Trẻ em, phụ nữ đang mang
thai, đang cho bú và những người nhạy cảm với caféine đều không nên uống nước tăng lực.
*-Chỉ uống nước tăng lực khi thật sự cần thiết và cũng không nên uống nhiều và uống quá thường xuyên.
*-Cảnh giác với những lời quảng cáo
quá ngon lành và quá nổ như..."Red Bull gives you wings"... Coi chừng không
khéo Red Bull cho ta cánh vươn bay... luôn về bên kia thế giới đó!
Montreal, September 14,2007
Tham khảo:
- CBC. Raging Bull- Health warnings over
popular drink being brushed off?
http://www.cbc.ca/consumers/market/files/health/redbull/
- Wikipedia.Energy drink
http://en.wikipedia.org/wiki/Energy_drink
- Wikipedia.Taurine
http://fr.wikipedia.org/wiki/Taurine
- Health Canada.Caffeine and your health
http://fr.wikipedia.org/wiki/Taurine
* Một loại lon nước tăng lực
=END=
7- Truyện Ngắn Trong Nước
- Một Chuyện Khó Tin
Nguyễn Ðình Tú
Năm mười bảy tuổi tôi rời quê vào
thành phố làm thuê cho một cửa hàng đồ gỗ cao cấp. Công việc của tôi là ngồi chờ sẵn ở cửa hàng, khi khách mua xong thì chở bàn ghế đến lắp đặt tận nhà cho họ.
Với công việc này tôi
chỉ cần học truyền khẩu ba ngày là xong. Khó nhất đối với tôi là
phải biết đi xe máy và phải thuộc đường. Thành phố vốn nhiều đường ngang ngõ tắt, tôi lại là anh chàng nhà quê chưa ngồi lên xe
máy bao giờ. Nhưng rồi tôi cũng quen dần mọi thứ. Sau một thời gian ngắn tôi được đánh giá là "thạo việc". Tôi ở trọ trong một con ngõ
nhỏ cách cửa hàng không xa. Buổi tối tôi thường rỗi. Rất rỗi.
Con ngõ tôi ở toàn dân lao động nghèo. Cùng ở một gian nhà trọ với tôi là anh Hùng. Anh Hùng học trường Xã hội Nhân văn, khoa Hán nôm, ra trường không chịu về quê, ở lại làm việc cho một công ty
bảo hiểm của nước ngoài. Anh có xe máy và điện thoại di động, đi suốt ngày, chẳng mấy khi có mặt ở nhà. Với tôi, anh là tấm gương để học tập, vậy mà không hiểu sao anh cứ kêu khổ, câu cửa miệng của anh bao giờ cũng là: Khốn nạn. Trên đời này bất cứ điều gì anh cũng nhìn ra khía cạnh khốn nạn. Anh thường bảo tôi rằng: "Cứ đần đần, quê quê như mày mà hoá lại hay, học lắm biết nhiều chỉ càng thấy lắm sự khốn nạn mà thôi".
Cuối ngõ có mấy anh
sinh viên học trường Công đoàn. Các anh này cứ bước chân ra khỏi cửa là ăn mặc rất lịch sự nhưng tối đến, khi họ đi chơi về tôi thường nghe thấy họ bàn nhau ở trước cửa nhà tôi cách vay mượn tiền của ai đó để cứu đói trong những ngày gia đình chưa gửi tiền lên. Bên kia ngõ là một dãy nhà trọ được chia
thành từng ngăn, trên có lợp mái phibro-ximăng dành để chứa đủ mọi thành phần, đủ các kiểu người. Hầu hết họ đều là dân tỉnh lẻ như tôi tụ về đây làm thuê kiếm sống. Tiếng là ở với nhau nhưng ban ngày mọi người đều đi làm hết, con ngõ vắng tanh, tối đến ai cũng đi ngủ sớm, con ngõ vắng lặng, đám dân trọ ít quen thân nhau. Ngay tôi với anh Hùng cũng thế. Hai người ở chung một nhà nhưng không ăn chung, không làm chung, không ngủ chung, không dùng
chung đồ của nhau, chỉ chung có tiền nhà và tiền điện nước. Sau hai tháng ở trọ tôi quen thân, hay nói đúng hơn là chỉ quen
thân được với anh Bền, một người ở dãy nhà phía bên kia. Anh Bền quê Phú Thọ, đã 38 tuổi mà chưa vợ, lên
thành phố làm nghề đạp xích lô bảy, tám năm nay rồi. Anh Bền to, cao, dáng lừng lững như con gấu, tính rất hiền. Anh ở một mình một gian nhà trọ. Như thế là khá hoang phí vì đám lao động nghèo thường ở chung nhau để đỡ tốn tiền nhà. Tôi đã có dịp bước vào gian nhà anh ở. Ấy là lần anh Bền uống quá
chén ở đâu đó về, đẩy mãi không đưa được chiếc xích lô vào nhà. Tôi đã giúp anh và sau đó được chứng kiến cuộc sống của anh nghèo nàn thế nào. Chiếc xích lô chiếm mất nửa gian nhà, nửa gian còn lại là chiếc giường đôi cũ kỹ, một chiếc tủ mét hai hai buồng cũng cũ kỹ, chiếc mắc áo bằng gỗ xập xệ trên tường treo ơ hờ bộ quần áo dày quỵch, ống tay, ống chân còn nguyên vết xắn. Chỉ thế thôi,
xung quanh chẳng còn gì đáng giá. Trong khi anh lăn đùng ra giường gáy vang như sấm thì tôi khẽ khép cửa lại, thầm nghĩ giá có mở cửa cả đêm cũng chẳng có thằng trộm nào thèm mò vào căn nhà này.
Sau lần ấy anh Bền thân với tôi. Chẳng biết gần chục năm làm ăn ở thành phố anh Bền đã tích cóp được những gì, chỉ thấy là anh rất rộng rãi trong chi tiêu. Một tối tôi vừa đi làm về, đang tắm thì anh Bền sang, mang theo cả quần áo lót. Vòi nước ở bên nhà anh cuối đường ống, vào giờ cao điểm nước chảy ri rỉ, không đủ dùng nên anh vẫn thường sang bên tôi tắm nhờ. Anh đứng nhìn tôi dội nước ào ào rồi bỗng đưa tay bóp vào bộ phận nhạy cảm nhất của cơ thể tôi, cười cười, và hỏi:
- Cái của nợ này của chú mày đã có nhu cầu chưa?
Tôi bị bất ngờ, đỏ nhừ mặt, ngượng chín cả người. Anh lại bảo:
- Tối nay anh
chiêu đãi chú nhé!
Tôi hỏi:
- Chiêu đãi gì cơ?
Anh Bền bảo:
- Chơi gái chứ còn gì nữa.
Tối hôm ấy chúng tôi rời nhà khá sớm, riêng tôi ăn mặc có phần bảnh bao hơn mọi ngày. Anh Bền dắt tôi ra vườn hoa, qua chỗ Ngã 5, ngược lên công viên rồi lại vòng xuống đằng bờ hồ. Tôi đi theo anh vừa tò mò, háo hức lại vừa hồi hộp, lo âu. Quả thật tôi chưa hình dung nổi cái chuyện ấy nó như thế nào dù tôi đã là một cậu thanh niên trưởng thành. Bởi anh Bền bỗng chốc thổi bùng lên nhu cầu khám phá cảm xúc bản thân khiến tôi khao khát thoả mãn chứ thực sự tôi rất e ngại, vì thế tôi vừa bẻ tay, vừa nén những tiếng thở gấp để tạo cho mình vẻ tự tin khi đi bên anh.
Nhưng đi mãi, đi đến mỏi chân mà vẫn chưa có chỗ cho chúng tôi chứng nghiệm "khả năng" của mình. Sau khi đi hết một vòng bờ hồ, anh Bền quay sang tôi bảo:
- Ðen cho chú em rồi, hôm nay làm sao ấy, không thấy có đứa nào cả, chắc có động nên chúng nó chuồn hết rồi. Dạo này công an lùa ghê lắm.
Chúng tôi lại lủi thủi cuốc bộ ra về. Chỉ một lần ấy cũng đủ để tôi ấn tượng về cái sự chịu chơi, phóng khoáng của anh Bền. Sự phóng khoáng của anh còn thể hiện rõ ở quán rượu dâm dương hoắc. Anh thường đưa tôi ra cái
quán ở đầu phố chuyên bán thứ rượu có tên gọi rất "kích động" ấy để giao lưu, gặp gỡ với đủ các hạng người, trong đó có nhóm bạn Mút chỉ đầu gà của anh. Quán rượu khá đông. Anh Bền bảo: "Người thành phố đang chuộng thứ rượu này, hồi quán mới mở đông khách lắm nhưng bây giờ nhiều quán khác cũng mở ra nên khách ở đây vơi dần, chỉ bằng một phần ba trước đây thôi". Rượu dâm dương hoắc được đóng vào từng chai Lavi nhỏ, có màu nâu nhờ nhợ bán lẫn với thức nhắm là các loại thuỷ hải sản khô, các loại quả xanh như cóc, ổi, chuối, dưa chuột, mận, mơ, các loại nộm rau củ, có cả đậu phộng chiên bơ và bim bim nữa. Nhìn chung đây là một quán rượu vỉa hè rất hợp với khách bình dân, không ít văn nghệ sĩ và trí thức nghèo cũng đến quán này. Theo anh Bền ra quán được vài lần tôi cứ thắc mắc mãi hai điều, một là rượu dâm dương hoắc có cái gì đặc biệt và nó khác với các loại rượu thông thường ở điểm nào? Hai là tại sao nhóm bạn của anh Bền, toàn những người cũng nghèo khổ, vất vả, cũng dân tứ xứ về đây làm thuê kiếm sống như anh lại có biệt danh là Mút chỉ đầu gà?
Ðiều thắc mắc thứ nhất anh Bền giải thích qua loa rằng rượu dâm dương hoắc trước hết là thứ rượu bình thường được nấu từ gạo, sau đó chủ quán ngâm rượu với một thứ cỏ có tên là dâm dương hoắc. Việc ngâm như thế nào, thời gian ngâm, liều lượng ngâm ra sao điều ấy thuộc về bí mật của nhà quán. "Nhưng rượu này uống vào có gì tốt?" - tôi hỏi. "Thì cứ tin là cái chuyện kia sẽ mãnh liệt hơn, dẻo dai hơn, cơn hứng tình sẽ kéo dài hơn, dâm dương kia mà", anh Bền có vẻ như chỉ giải thích được đến thế.
Còn điều thắc mắc thứ hai anh Bền bảo: "Chúng nó bố láo đấy".
- Bố láo thế nào? Tôi hỏi.
- Thì bọn anh hay ngồi uống với nhau, một thằng rỗi hơi nào đó thêu dệt nên câu chuyện Mút chỉ đầu gà, sau đó gán vào cho bọn anh. Thế thôi.
- Câu chuyện Mút chỉ đầu gà là sao?
- Là chuyện các bợm nhậu uống với nhau lâu quá, hết cả đồ nhắm, chỉ còn mỗi cái đầu gà. Các bợm liền lấy chỉ buộc cái đầu gà treo lên, xoay vòng uống tiếp, đến lượt người nào thì người ấy được mút đánh roạt vào cái đầu gà. Tàn cuộc rượu, các bợm nhìn lên chỉ thấy sợi chỉ treo lửng lơ còn chiếc đầu gà đã tan biến vào những cái mồm háo rượu. Một câu chuyện bố láo và hết sức xỏ xiên. Thằng buôn chuyện đó đã bị bọn anh túm cổ lẳng ra ngoài đường. Nhưng câu chuyện nó để lại cứ in vào óc người nghe, không sao tẩy rửa đi được. Từ đấy mỗi khi nhóm bọn anh xuất hiện lập tức có tiếng xì xào: Nhóm Mút chỉ đầu gà đến đấy, hãy xem chúng uống kìa!
Nhóm bạn rượu của anh Bền không đông lắm, họ có khoảng sáu, bảy người, hầu hết đều muộn tuổi và chưa vợ. Họ làm đủ các nghề: Bốc vác, coi chợ, xe ôm, xích lô, gác cổng, phụ xây. Tuần nào họ cũng tụ tập ở quán rượu một, hai tối. Những lần gặp nhau như thế họ thường bắt đầu bằng vẻ mặt lầm lầm, lì lì. Khi đã hết bảy, tám chai Lavi đựng thứ nước nâu nâu nhờ nhợ họ mới quay ra chuyện trò với nhau. Những chuyện họ nói thường tẻ nhạt và vô nghĩa nhưng lại làm họ hào hứng, say sưa. Ví như một lần tôi được nghe họ bàn luận về chuyện con rận. Một người bảo: "Có rận chẳng qua là do ở bẩn". Một người khác lại bảo: "Ở sạch cũng có rận". Người khác nữa lại bảo: "Nghĩ có là có, nghĩ không là không". Rồi họ xoay ra tranh luận với nhau. Người thứ nhất bảo: "Ngày nào cũng tắm, dùng xà phòng diệt khuẩn chà xát khắp người, rận sẽ không còn chỗ nào để sống". Người thứ hai bảo: "Rận sẽ trôi xuống đám lông cuối cùng ở hậu môn rồi chui sâu ẩn nấp ở trong đó, thế là hoàn toàn yên tâm trước mọi thứ xà phòng". Người thứ ba bảo: "Cứ nghĩ rằng rận chỉ ở quần áo thì thay quần áo ra là hết rận, còn cứ nghĩ rận bám vào người thì chẳng bao giờ thấy hết ngứa".
Tôi luôn cảm thấy mệt mỏi và chán ngán trước những cuộc tranh luận có vẻ như ngớ ngẩn của đám bạn anh Bền. Nhưng anh Bền bảo tôi: "Chú mày không hiểu gì về con rận nghĩa là còn chưa hiểu gì về cuộc đời". Vâng, tôi chưa hiểu gì về cuộc đời nhưng tôi cũng không hề có ý định tìm hiểu cuộc sống của những chú rận thường quen sống ký sinh và bị người đời hạ sát bằng móng tay. Cuối các buổi rượu anh Bền thường tranh trả tiền trước ánh mắt ngại ngùng của đám bạn. Sau đó họ chia tay
nhau, bóng họ liêu xiêu, đổ dài trên hè, chẳng mấy chốc họ mất hút vào những ngóc ngách của thành phố. Một lần từ quán rượu trở về, anh Bền dừng lại dưới gốc cây bàng cách con ngõ chúng tôi ở vài chục bước chân vạch quần ra giải quyết cái phần bí bách trong cơ thể. Bỗng có một "thằng người" từ trên cây bàng nhảy phốc xuống cổ anh. Anh Bền giật mình, theo phản xạ vội đưa tay lên túm lấy thằng người lạ. Anh bỗng bủn rủn cả người khi sờ vào một đám lông như lông chó đang phủ trên vai mình. Vừa lúc ấy một sợi xích lòng thòng vắt xuống cổ anh. "Khẹc...Khẹc". Anh Bền túm lấy sợi xích giật mạnh và "thằng người" trên cổ anh bị quật xuống đất. Hoá ra đó là một con khỉ. Chắc nó bị tuột xích chạy ra phố chơi không chịu về? Anh Bền định đá cho con khỉ một cái để đuổi nó về nhà với chủ nhưng nghĩ thế nào anh lại dắt nó về nhà mình. Hôm ấy tôi không đi cùng với anh vì còn bận ở nhà viết thư cho bố. Lúc sáng tôi vừa nhận được thư. Thư bố tôi viết rằng: "Bố đã nhận được tiền của con gửi về rồi. Bố dành một nửa để thuốc thang cho
mẹ, một nửa để cả nhà ăn từ nay đến vụ mùa. Lợn nhà ăn tốn lắm nhưng tốn cũng phải nuôi để cuối năm còn có cái mà thịt. Bố biết con rất vất vả, vì gia đình mà phải bỏ học đi làm lấy tiền gửi về cho bố mẹ. Con cố gắng giữ gìn sức khoẻ, cuối tuần có người làng lên trên ấy bố sẽ gửi cho con ít ngô nếp mới bẻ, con tranh thủ luộc ăn thêm cho lại sức". Ðến khi anh Bền gõ cửa khoe với tôi con khỉ anh vừa bắt về thì tôi cũng đã viết xong lá thư trả lời cho bố. Anh Bền nhìn ngắm con khỉ rất kỹ rồi bảo tôi: "Con này có bộ lông màu xám trắng, trông sạch, ưa nhìn, mặc thêm cho nó cái áo lụa màu đỏ hay màu xanh vào nữa sẽ rất ngộ. Anh quyết định nuôi nó, chú thấy thế nào?". Tôi bảo: "Em nhìn cũng thấy thích, anh cứ nuôi đi, nếu không nuôi được thì bán cũng khối tiền".
Những ngày sau đó con khỉ ăn chung, ngủ chung với anh Bền. Nó là một con vật ít nhiều đã được thuần dưỡng nên luôn tỏ ra biết làm vừa lòng chủ. Anh Bền quý nó lắm, đi làm cũng mang nó theo, ra quán rượu cũng cho nó đi cùng. Anh ăn gì nó ăn nấy, anh uống rượu nó cũng được nếm rượu. Anh say, nó cũng lử đử lừ đừ. Lạ một điều là "tửu lượng" của nó hình như mỗi ngày một nâng cao. Mỗi lần anh Bền đưa nó ra quán rượu là nó lại lân la đi đến các bàn, hễ khách mời rượu là nó uống. Lúc đầu nó có vẻ như làm phiền cho chủ quán, nhưng chính việc một con khỉ biết uống rượu đã làm cho khách hiếu kỳ tìm đến quán ngày một đông hơn. Ông chủ quán rượu liền gạ anh Bền bán lại con khỉ cho mình. Ông đang muốn kéo khách quay trở lại trước sự cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt giữa các quán rượu trong thành phố. Nhưng anh Bền không bán. Anh Bền chỉ đồng ý cho thuê thôi. Chủ quán chấp nhận thuê và con khỉ đã làm cho doanh thu của quán rượu tăng lên trông thấy. Ðiều này đã mang lại cho anh Bền một món tiền không nhỏ. Anh Bền cho quán rượu thuê con khỉ vào buổi tối, ban ngày anh để nó ở nhà nghỉ ngơi giữ sức. Nhiều quý khách đến quán rượu vào ban ngày không có cơ hội được xem khỉ uống rượu. Họ trách móc chủ quán và tỏ ý sẵn sàng trả tiền thêm nếu được uống rượu cùng hậu duệ của Tôn Ngộ Không. Chủ quán rất muốn đáp ứng yêu cầu của khách nhưng không làm sao thuyết phục được anh Bền cho mượn con khỉ cả ngày lẫn tối. Chủ quán rượu cũng đã lên miền rừng mua về vài con khỉ khác nhưng chúng không uống được rượu, tập thế nào cũng chịu, chỉ vài hôm là lăn đùng ra chết.
Tôi thực sự thấy mừng cho anh Bền vì cuộc sống đối với anh có vẻ đã dễ thở hơn. Tôi thấy anh có quần áo mới, lại sắm thêm được một số đồ vật cho căn nhà trọ tồi tàn của mình. Tôi đùa anh: "Cưới vợ đi thôi còn chờ gì nữa?". Anh Bền bảo: "Anh còn nặng nợ lắm, sáu, bảy miệng ăn ở quê trông chờ cả vào anh. Mà đứng trước con gái anh chẳng biết ăn nói ra sao cả. Họ chê anh ù lì, vô duyên".
Nhưng rồi anh Bền cũng có người yêu. Ðó là một người đàn bà đã cứng tuổi, ngồi bán hàng nước ở cổng vườn hoa. Tôi bảo: "Trông như các Ma Ma ở lầu xanh ấy, không phải con nhà lành đâu anh Bền ạ". Anh Bền thở dài thườn thượt rồi bảo: "Thì cả đời làm nghề ấy, bây giờ già rồi ra ngồi vỉa hè, giá có chết cũng chưa chắc đã có người chôn, anh thấy tội, ngỏ ý, chị đồng ý ngay. Anh gần bốn mươi rồi, đời cũng đến thế này là hết, anh chị về ở với nhau trước hết là vì cái tình người đã, nếu có được với nhau một mặt con thì thật là ông trời ông ấy thương, em bảo anh còn mong điều gì hơn nữa?".
Giữa lúc anh Bền đang bàn đến chuyện lấy vợ thì tôi nhận được thư bố gọi về quê. Thư bố tôi viết rằng: "Vì nhà nghèo, bố mẹ hèn kém nên con mười bảy tuổi đã phải lăn lóc ra đời kiếm sống, bố nghĩ ngợi nhiều lắm. Nay bố được xã cho thầu khu đầm Mõm Chó gần bãi tha ma chỗ giáp với làng Thượng, vậy là nhà ta có cái để làm kinh tế rồi, con về cùng bố vỡ hoang khu đầm này, chắc chắn cả nhà ta sẽ hết cực khổ, các em con cũng có cơ mở mày mở mặt. Nhận được thư con thu xếp công việc về ngay, bố và các em chờ".
Vậy là tôi
chia tay cửa hàng đồ gỗ cao cấp, chia tay anh Bền đang chuẩn bị bắt tay vào xây dựng gia đình riêng, chia tay anh Hùng suốt ngày "đánh bóng mặt đường" để bán hợp đồng bảo hiểm, chia tay thành phố và con ngõ nhỏ, trở về quê làm công việc của nhà nông.
Mãi ba năm sau tôi mới có dịp quay lại con ngõ mà tôi đã trọ suốt tuổi mười bảy. Tất nhiên công cuộc làm kinh tế của bố con tôi ở cánh đồng Mõm Chó đã thất bại thảm hại. Tôi lại mang sức trai hai mươi ra thành phố gánh vác trách nhiệm kiếm tiền gửi về cho bố mẹ trả nợ và nuôi các em. Tôi vội đi tìm những người mà tôi quen biết. Mới có ba năm thôi mà chẳng còn ai là người quen cũ cả ngoài anh Hùng vẫn ở một mình từ sau ngày tôi đi.
- Chú mày lại lên đây cùng anh chia nửa số tiền nhà trọ à? - Anh Hùng đón tôi bằng một câu hỏi thẳng thừng như thế - Khốn nạn! Bỏ quê mà đi là khốn nạn rồi chú em ạ.
- Vâng, anh Bền còn ở đây không anh?
- Không.
- Anh ấy lấy vợ rồi về quê ở hả anh?
- Vợ gì? Chuyện anh Bền chú mày chưa biết gì sao?
- Chưa, có chuyện gì vậy anh?
- Chuyện dài lắm nhưng mà... khốn nạn lắm.
Quả thực tôi không biết anh Bền gặp chuyện vui hay chuyện buồn vì với anh Hùng cái gì cũng "khốn nạn" cả. Học đại học ra cũng khốn nạn, ở lại thành phố cũng khốn nạn, bỏ quê mà đi - khốn nạn, đi làm bằng xe máy, giao dịch bằng điện thoại di động - khốn nạn, người yêu đến tận nhà khóc sướt mướt vì lỡ hẹn - khốn nạn, trúng số đề cũng khốn nạn, vậy chuyện khốn nạn của anh Bền được hiểu theo nghĩa nào?
Ðêm hôm ấy anh Hùng đã kể cho tôi nghe chuyện về anh Bền. Câu chuyện như thế này:
Sau một thời gian từ chối không cho ông chủ quán rượu dâm dương hoắc thuê con khỉ đến mua vui vào ban ngày bỗng nhiên anh Bền thay đổi ý. Hình như anh Bền cần tiền, cần nhiều tiền, còn ông chủ quán rượu thì luôn muốn chiều khách. Thế là họ ký tắt với nhau một thoả thuận bằng miệng, đại thể anh Bền sẽ đưa con khỉ đến "làm thêm" ở quán rượu vào các buổi chiều ngày thứ bảy, chủ nhật ngoài các buổi tối như thường lệ. Buổi "làm thêm" đầu tiên anh Bền trực tiếp ôm con khỉ đến quán. Hôm ấy trời mưa sụt sùi, khách đến quán rất đông. Anh Bền chọn một góc quán ngồi độc ẩm. Con khỉ vẫn như mọi hôm, nhảy từ bàn này sang bàn khác, cầm rượu đổ vào miệng rồi tung chén trả lại cho khách. Nó cũng ăn dưa chuột, lạc chiên, bim bim và khi ngà ngà
say nó cũng đi chếnh choáng, trệu trạo, trông rất tức cười. Chiều càng về muộn mưa càng to. Nước trút xuống tắc các ngả đường thành phố. Khách vãn dần. Ông chủ ngửa mặt nhìn trời rồi quyết định đóng cửa sớm. Anh Bền kiệu con khỉ ra về. Mưa hắt vào họ làm cả hai đều ướt. Về đến nhà anh Bền thấy người khó chịu, nằm vật ra giường. Con khỉ rúc vào ngực anh tìm hơi ấm, anh Bền quàng tay ôm lấy nó, cả hai cùng ngủ thiếp đi. Trời tối hẳn thì anh Bền tỉnh dậy. Anh có cảm giác ngực mình lành lạnh. Anh vội ngồi bật dậy. Con khỉ như đang ôm hờ vai anh liền rơi tuột xuống đùi. Anh Bền bế con khỉ lên nhưng nó đã chết. Nó chết mà như ngủ, phần lông ở ngực vẫn còn hơi âm ấm. Anh Bền vội hà hơi vào miệng nó, cố truyền cho nó chút sức lực của mình, hy vọng nó sẽ sống lại. Nhưng mọi cố gắng của anh Bền đều vô ích. Con khỉ mỗi lúc một lạnh ngắt, tứ chi bắt đầu cứng lại. Anh Bền ôm mặt, nức nức những tiếng trong cổ họng. Người dân ở trong ngõ chưa bao giờ thấy anh Bền khóc nhưng hôm ấy họ đã được chứng kiến anh Bền khóc thành tiếng. Khó có thể tưởng tượng nổi tiếng khóc của một người đàn ông gần bốn mươi tuổi dãi dầu mưa nắng như anh Bền. Nó ai oán, thảm thiết làm sao! Anh Bền cứ ngồi ôm con khỉ như thế mà khóc. Ngoài trời vẫn mưa. Mưa lây rây, lây rây chứ không ào ạt trút nước như ban chiều. Chẳng mấy chốc cái tin con khỉ chết loan tới tai những người bạn trong nhóm Mút chỉ đầu gà của anh Bền. Họ rủ nhau kéo đến chia buồn. Mỗi người trong số họ mang theo hai chai Lavi rượu, đút căng phồng cả túi quần. Họ kéo anh Bền ngồi xuống rồi xoay tròn cứ thế lần lượt nâng cốc. Vẫn những bộ mặt lầm lầm lì lì khi
bắt đầu vào cuộc rượu. Chỉ đến lúc quá nửa số chai Lavi đã được dốc ngược họ mới chuyện trò với nhau. Một người bảo: "Không thể cứu được con khỉ này nữa rồi, hãy chọn cho nó một cách đưa ma sao cho xứng với những gì mà nó đã làm cho chủ". Một người khác tiếp lời: "Hoả táng là sạch nhất". Người khác nữa lại bảo: "Ðịa táng". Người tiếp theo bảo: "Thiên táng". Các ý
kiến cứ nhao nhao lên, chỉ riêng anh Bền vẫn ngồi lặng yên, đôi mắt dại đi, tay trái vòng ôm chặt lấy con khỉ. "Thực táng! Chỉ có thực táng là hợp lý nhất vì máu thịt của con khỉ sẽ hoà vào với máu thịt của chúng ta, như vậy con khỉ sẽ không bao giờ mất đi, nó luôn ở trong mỗi tế bào của chủ nó. Ta sung sướng nó cũng được sung sướng, ta khổ sở nó cũng cùng chịu khổ, chả phải như thế mới đáng gọi là tình chủ tớ tuyệt vời nhất thế gian này hay sao?". Quả là một ý kiến khác thường nhưng nó làm cho đôi mắt của anh Bền sáng bừng lên. Cả nhóm Mút chỉ đầu gà sau một hồi ngớ ra đều nhất loạt vỗ tay hưởng ứng.
Thế là trong
khi anh Bền châm hương lập bàn thờ thì nhóm bạn anh đun nước làm thịt con khỉ. Ðêm ấy họ uống tới sáng. Cứ chốc chốc lại phải cử người đi lấy rượu. Riêng đầu con khỉ được đặt lên một chiếc đĩa, để ở giữa mâm. Những người tham gia lễ thực táng dùng tay xoay đầu con khỉ quay quay trên đĩa. Cái mõm của nó chỉ vào người nào thì đến lượt người ấy uống. Sáng hôm sau anh Bền tỉnh dậy thì không còn thấy một ai nữa. Nhóm bạn rượu của anh đã bỏ ra về tự lúc nào không biết. Giữa nhà chiếc đầu con khỉ vẫn còn nằm đó, mõm xoay về hướng anh Bền. Anh Bền đi đâu mõm con khỉ xoay theo đó. Anh Bền sợ quá vội quì xuống lạy lấy lạy để đầu con khỉ, đến khi ngẩng lên thấy nó cũng đang gập lên gập xuống lạy trả lại anh.
Anh Bền hét lên một tiếng rồi ngất đi. Người ta đưa anh Bền vào bệnh viện. Bố anh từ dưới quê lên chăm sóc anh. Anh Bền tỉnh nhưng không nói được, mọi việc đều phải ra hiệu, miệng kêu "Khẹc...Khẹc". Ðến khi anh Bền khoẻ lại thì mắc bệnh ngứa. Các y bác sĩ cởi quần áo của anh ra và họ vô cùng kinh ngạc khi phát hiện toàn bộ cơ thể anh mọc một lớp lông dày màu xám trắng. Ông cụ đẻ ra anh xin đưa anh về quê để chăm sóc. Anh Bền về quê được hơn một tháng thì chết. Hôm anh chết ông chủ quán rượu dâm dương hoắc cũng có về đưa ma.
- Không, không thể như thế được, sao anh khéo tưởng tượng một cách độc ác thế, anh Bền có thù oán gì với anh đâu? Tôi bỗng phản ứng lại một cách gay gắt trước câu chuyện được kể từ anh Hùng.
- Khốn nạn! Anh đã nói với chú mày ngay từ đầu là chuyện chẳng hay ho gì cơ mà? Anh chỉ kể lại những gì anh biết, nếu chú mày không muốn nghe nữa thì thôi, anh đâu phải thằng thích buôn chuyện.
Anh Hùng có vẻ bực bội, bỏ về giường nằm, để tôi ngồi lại bên bàn nước một mình. Cả đêm hôm ấy tôi không sao ngủ được. Sáng hôm sau vừa chuông đồng hồ là tôi chạy ngay sang chỗ mấy anh sinh viên trọ ở cuối ngõ. Tôi muốn hỏi họ về chuyện của anh Bền. Nhưng họ đã không còn ở đó nữa. Họ tốt nghiệp rồi và đã rời khỏi nơi đây. Tôi chạy sang nhà anh Bền. Nhà đã có chủ khác. Người mới đến thuê chỉ cho tôi xem chiếc đầu khỉ treo trên tường, bảo: "Tôi đến đây đã thấy treo ở đó rồi, của ai thì tôi chịu, tôi không biết anh Bền nào cả". Tôi chạy một mạch ra đầu phố, đến quán rượu dâm dương hoắc năm xưa. Bà chủ quán bước ra nhìn tôi như một khách quen, cất giọng xởi lởi: "Cậu đến lấy rượu sớm thế? Có điện đặt trước không? Bao
nhiêu lít hả em?".
- Không, tôi muốn gặp ông chủ.
- Ông chủ nào?
- Ông chủ quán rượu dâm dương hoắc.
- Vớ vẩn. Lão ấy biến xới lâu rồi.
- Biến đi đâu?
- Ai mà biết được. Bây giờ ở đây bán rượu sán nùng chú em ạ. Dân thành phố bây giờ chuyển sang dùng
loại rượu này rồi. Cậu em dùng dâm dương hoắc làm gì, trẻ thế kia đã phải dùng thứ ấy rồi sao? Mà làm gì có dâm dương hoắc, lừa đảo đấy thôi! Chị mày đây bán rượu từ năm lên mười tuổi, cậu em thích rượu gì chị bán cho rượu đó, làm gì phải mất công đi tìm lão chủ quán cũ, mệt người, vô ích, lại chả tốn tiền rước phải rượu rởm".
Tôi bỏ quán rượu, chạy ngược lên chỗ vườn hoa thành phố. Vẫn mấy người ngồi thu lu bên cửa ra vào kia nhưng không có ai là người đàn bà giống Ma Ma cả. "Ai cơ? À, mụ ấy hả, lên trại phục hồi nhân phẩm mà hỏi nhá. Mà sao đã đi tìm cái khoản ấy sớm thế? Giờ này chúng nó còn ngủ cả, chưa ma nào dậy đâu, chú em có chờ được thì chờ".
Thế là chịu. Tôi không còn biết hỏi ai cho rõ thực hư về chuyện của anh Bền nữa. Nếu câu chuyện đúng như anh Hùng kể thì khó tin quá. Nhưng trên đời này thiếu gì những điều khó tin vẫn xảy ra. Và với anh Bền tôi phải tin vào một chuyện không thể tin được như vậy sao? Lần đầu tiên tôi đã thốt lên cái câu cửa miệng của anh Hùng: Khốn nạn!
Tối hôm ấy tôi ngồi viết thư cho bố. Tôi ghi rằng: "Bố ơi, cuộc sống thành phố đối với con rất dễ thở. Con sẽ cố gắng làm để gửi tiền về cho bố mẹ và các em. Bố đừng lo con trẻ người non dạ. Con sẽ làm được những điều mà bố không tin nổi cho mà xem. Bố cứ yên tâm bố nhá!".
Tất nhiên, tôi
sẽ còn chưa thôi tìm hiểu về chuyện của anh Bền, một chuyện khó tin đến thế kia mà!
=END=
**********************************